Bảy năm đã trôi qua kể từ khi Mỹ phát động cuộc chiến lật đổ chế độ của Tổng thống Saddam Hussein, cử tri Iraq vẫn khắc khoải hy vọng về một tương lai hòa bình và hòa giải dân tộc ở quốc gia Vùng Vịnh đã nhiều năm chìm trong khói lửa chiến tranh và xung đột sắc tộc này.
Cuộc tổng tuyển cử ngày 7/3 tới - cuộc bầu cử thứ hai kể từ sau khi chế độ Hussein sụp đổ - được giới phân tích nhìn nhận là "phép thử" đối với tiến trình hòa giải và dân chủ ở Iraq, đặc biệt trong bối cảnh khi chỉ còn sáu tháng nữa là Mỹ rút các lực lượng chiến đấu khỏi quốc gia này và tiến tới rút quân hoàn toàn vào năm 2011.
Khác với cuộc bầu cử tháng 12/2005, vốn kết thúc trong xung đột phe phái và bạo lực đẫm máu giữa những người Hồi giáo dòng Shiite và dòng Sunni, kết quả cuộc bầu cử lần này sẽ góp phần giải quyết những vấn đề hệ trọng liên quan đến tương lai của Iraq như sự thống nhất lãnh thổ, hòa giải sắc tộc và tôn giáo, hoàn thiện luật khai thác dầu mỏ, mối tương quan giữa xu hướng tập quyền và phân quyền.
Iraq đã đứng trước nguy cơ nội chiến sau khi người Sunni tẩy chay cuộc bầu cử bốn năm về trước để quyền lực rơi vào tay người Shiite.
Việc mất quyền điều hành đất nước khiến người Sunni phẫn nộ và các hoạt động nổi dậy cũng theo đó gia tăng. Chính vì thế, lẽ đương nhiên, cuộc bầu cử lần này sẽ là cơ hội để những người Sunni, hiện đang bị lép vế, cải thiện hình ảnh mờ nhạt trên chính trường Iraq.
Người dân Iraq sẽ quyết định tương lai của đất nước thông qua chính lá phiếu của họ.
Ngày 7/3 tới, họ sẽ đi bỏ phiếu lựa chọn ra 300 ứng cử viên có khả năng đại diện cho tiếng nói của các thành phần sắc tộc trong cơ quan lập pháp. Khoảng 6.500 ứng cử viên thuộc 86 đảng phái đã đăng ký tranh cử.
Cử tri Iraq đang hy vọng vào một giai đoạn mới ở đất nước này sau cuộc bầu cử.
Họ hy vọng tình trạng xung đột sắc tộc triền miên ở quốc gia Vùng Vịnh này sẽ chấm dứt vì chính Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki đã tuyên bố sẵn sàng liên kết với người Kurd hoặc người Sunni để thành lập một phe đa số trong quốc hội.
Tuyên bố của ông Maliki được xem là cử chỉ đầy thiện chí mà Liên minh Quốc gia Iraq (INA) dành cho các phe phái đối địch.
Bên cạnh đó, việc Ủy ban bầu cử cấp cao độc lập (IHEC) rút bớt danh sách ứng cử viên bị cấm ra tranh cử (do bị cáo buộc có liên hệ với đảng Baath và chế độ cũ của Tổng thống Saddam Hussein) từ 500 xuống còn 145 được coi là một bước nhượng bộ của Baghdad nhằm xoa dịu nỗi bất bình của cộng đồng người Sunni. Và quan trọng hơn là nhằm hướng tới một cuộc bầu cử phi bạo lực, tránh lặp lại lịch sử của cuộc bầu cử hơn 4 năm về trước.
Điều này hoàn toàn có lý bởi việc chính quyền Baghdad ban đầu có kế hoạch loại 500 chính trị gia, phần lớn là người Sunni, khỏi cuộc đua vào quốc hội được coi là dấu hiệu thổi bùng làn sóng bạo lực chính trị mới ở nước này.
Người dân Iraq cũng có thể hy vọng vào sự cải thiện tình hình kinh tế của đất nước khi Thủ tướng Maliki cam kết đẩy mạnh phát triển ngành dầu mỏ bằng việc nâng sản lượng khai thác lên 12 triệu thùng/ngày trong vòng 6-7 năm.
Viễn cảnh đó rõ ràng có thể giúp liên minh INA của ông Maliki tranh thủ được tình cảm của các cử tri.
Thế nhưng, hy vọng vẫn chỉ là hy vọng bởi nguy cơ bất ổn vẫn hiện hữu rất rõ trên mảnh đất khói lửa này. Những mâu thuẫn cơ bản trên chính trường và trong xã hội Iraq vẫn chưa được giải quyết.
Chính Đại sứ Mỹ tại Iraq Christopher Hill cũng phải thừa nhận rằng việc loại trừ các thành viên của đảng Baath ra khỏi đời sống chính trị ở Iraq từ năm 2003 là một sai lầm nguy hiểm và điều đó hiện đang là nhân tố chính cản trở cuộc tổng tuyển cử thứ hai này.
Lo ngại của Washington hoàn toàn có cơ sở khi bạo lực trước thềm bầu cử có xu hướng gia tăng với nhiều vụ đánh bom gây thương vong lớn.
Chỉ riêng trong tháng Hai, có tới 352 người (trong đó có 211 dân thường) thiệt mạng trong các vụ tấn công, tăng 80% so với con số 196 người chết trong tháng Một.
Với tình hình hiện nay, tờ Tin tức Arập đưa ra cái nhìn bi quan khi nhận định rằng những xung đột mới trong nội bộ người Iraq có thể bùng phát ngay sau bầu cử liên quan tới việc thành lập chính phủ liên minh trong tương lai, đe dọa tạo ra khoảng trống quyền lực hậu bầu cử.
Xung đột diễn ra theo hình chóp, trong đó mâu thuẫn ở đỉnh hình chóp diễn ra giữa phủ tổng thống và các cơ quan hành pháp cũng như các thành viên nội các xung quanh các vấn đề phân chia quyền điều hành giữa các khối chính trị và phân phối tài nguyên.
Trong khi đó, mâu thuẫn ở đáy hình chóp diễn ra tại 18 tỉnh, thành của Iraq, chủ yếu liên quan tới vấn đề an ninh địa phương.
Tại những nơi có các cộng đồng người Shiite, Sunni và người Kurd cùng sinh sống, vấn đề đáng lo ngại nhất vẫn là xung đột sắc tộc và phe phái.
Hiển nhiên là khoảng trống quyền lực ở Iraq hậu bầu cử sẽ gây ra nhiều xáo trộn ở Iraq và có thể làm gia tăng khả năng phái diều hâu ở Mỹ sẽ tìm cách trì hoãn kế hoạch rút quân khỏi quốc gia này.
Tuy nhiên, bất chấp những quan ngại về an ninh, xung đột sắc tộc hay bất đồng phe phái, người dân Iraq đang mong đợi cuộc tổng tuyển cử ngày 7/3 tới sẽ mang lại một tương lai hòa bình và hòa giải dân tộc ở quốc gia Vùng Vịnh này./.
Cuộc tổng tuyển cử ngày 7/3 tới - cuộc bầu cử thứ hai kể từ sau khi chế độ Hussein sụp đổ - được giới phân tích nhìn nhận là "phép thử" đối với tiến trình hòa giải và dân chủ ở Iraq, đặc biệt trong bối cảnh khi chỉ còn sáu tháng nữa là Mỹ rút các lực lượng chiến đấu khỏi quốc gia này và tiến tới rút quân hoàn toàn vào năm 2011.
Khác với cuộc bầu cử tháng 12/2005, vốn kết thúc trong xung đột phe phái và bạo lực đẫm máu giữa những người Hồi giáo dòng Shiite và dòng Sunni, kết quả cuộc bầu cử lần này sẽ góp phần giải quyết những vấn đề hệ trọng liên quan đến tương lai của Iraq như sự thống nhất lãnh thổ, hòa giải sắc tộc và tôn giáo, hoàn thiện luật khai thác dầu mỏ, mối tương quan giữa xu hướng tập quyền và phân quyền.
Iraq đã đứng trước nguy cơ nội chiến sau khi người Sunni tẩy chay cuộc bầu cử bốn năm về trước để quyền lực rơi vào tay người Shiite.
Việc mất quyền điều hành đất nước khiến người Sunni phẫn nộ và các hoạt động nổi dậy cũng theo đó gia tăng. Chính vì thế, lẽ đương nhiên, cuộc bầu cử lần này sẽ là cơ hội để những người Sunni, hiện đang bị lép vế, cải thiện hình ảnh mờ nhạt trên chính trường Iraq.
Người dân Iraq sẽ quyết định tương lai của đất nước thông qua chính lá phiếu của họ.
Ngày 7/3 tới, họ sẽ đi bỏ phiếu lựa chọn ra 300 ứng cử viên có khả năng đại diện cho tiếng nói của các thành phần sắc tộc trong cơ quan lập pháp. Khoảng 6.500 ứng cử viên thuộc 86 đảng phái đã đăng ký tranh cử.
Cử tri Iraq đang hy vọng vào một giai đoạn mới ở đất nước này sau cuộc bầu cử.
Họ hy vọng tình trạng xung đột sắc tộc triền miên ở quốc gia Vùng Vịnh này sẽ chấm dứt vì chính Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki đã tuyên bố sẵn sàng liên kết với người Kurd hoặc người Sunni để thành lập một phe đa số trong quốc hội.
Tuyên bố của ông Maliki được xem là cử chỉ đầy thiện chí mà Liên minh Quốc gia Iraq (INA) dành cho các phe phái đối địch.
Bên cạnh đó, việc Ủy ban bầu cử cấp cao độc lập (IHEC) rút bớt danh sách ứng cử viên bị cấm ra tranh cử (do bị cáo buộc có liên hệ với đảng Baath và chế độ cũ của Tổng thống Saddam Hussein) từ 500 xuống còn 145 được coi là một bước nhượng bộ của Baghdad nhằm xoa dịu nỗi bất bình của cộng đồng người Sunni. Và quan trọng hơn là nhằm hướng tới một cuộc bầu cử phi bạo lực, tránh lặp lại lịch sử của cuộc bầu cử hơn 4 năm về trước.
Điều này hoàn toàn có lý bởi việc chính quyền Baghdad ban đầu có kế hoạch loại 500 chính trị gia, phần lớn là người Sunni, khỏi cuộc đua vào quốc hội được coi là dấu hiệu thổi bùng làn sóng bạo lực chính trị mới ở nước này.
Người dân Iraq cũng có thể hy vọng vào sự cải thiện tình hình kinh tế của đất nước khi Thủ tướng Maliki cam kết đẩy mạnh phát triển ngành dầu mỏ bằng việc nâng sản lượng khai thác lên 12 triệu thùng/ngày trong vòng 6-7 năm.
Viễn cảnh đó rõ ràng có thể giúp liên minh INA của ông Maliki tranh thủ được tình cảm của các cử tri.
Thế nhưng, hy vọng vẫn chỉ là hy vọng bởi nguy cơ bất ổn vẫn hiện hữu rất rõ trên mảnh đất khói lửa này. Những mâu thuẫn cơ bản trên chính trường và trong xã hội Iraq vẫn chưa được giải quyết.
Chính Đại sứ Mỹ tại Iraq Christopher Hill cũng phải thừa nhận rằng việc loại trừ các thành viên của đảng Baath ra khỏi đời sống chính trị ở Iraq từ năm 2003 là một sai lầm nguy hiểm và điều đó hiện đang là nhân tố chính cản trở cuộc tổng tuyển cử thứ hai này.
Lo ngại của Washington hoàn toàn có cơ sở khi bạo lực trước thềm bầu cử có xu hướng gia tăng với nhiều vụ đánh bom gây thương vong lớn.
Chỉ riêng trong tháng Hai, có tới 352 người (trong đó có 211 dân thường) thiệt mạng trong các vụ tấn công, tăng 80% so với con số 196 người chết trong tháng Một.
Với tình hình hiện nay, tờ Tin tức Arập đưa ra cái nhìn bi quan khi nhận định rằng những xung đột mới trong nội bộ người Iraq có thể bùng phát ngay sau bầu cử liên quan tới việc thành lập chính phủ liên minh trong tương lai, đe dọa tạo ra khoảng trống quyền lực hậu bầu cử.
Xung đột diễn ra theo hình chóp, trong đó mâu thuẫn ở đỉnh hình chóp diễn ra giữa phủ tổng thống và các cơ quan hành pháp cũng như các thành viên nội các xung quanh các vấn đề phân chia quyền điều hành giữa các khối chính trị và phân phối tài nguyên.
Trong khi đó, mâu thuẫn ở đáy hình chóp diễn ra tại 18 tỉnh, thành của Iraq, chủ yếu liên quan tới vấn đề an ninh địa phương.
Tại những nơi có các cộng đồng người Shiite, Sunni và người Kurd cùng sinh sống, vấn đề đáng lo ngại nhất vẫn là xung đột sắc tộc và phe phái.
Hiển nhiên là khoảng trống quyền lực ở Iraq hậu bầu cử sẽ gây ra nhiều xáo trộn ở Iraq và có thể làm gia tăng khả năng phái diều hâu ở Mỹ sẽ tìm cách trì hoãn kế hoạch rút quân khỏi quốc gia này.
Tuy nhiên, bất chấp những quan ngại về an ninh, xung đột sắc tộc hay bất đồng phe phái, người dân Iraq đang mong đợi cuộc tổng tuyển cử ngày 7/3 tới sẽ mang lại một tương lai hòa bình và hòa giải dân tộc ở quốc gia Vùng Vịnh này./.
Hữu Thắng (Vietnam+)