Ngày 7/12, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã tới Thổ Nhĩ Kỳ để thảo luận với giới chức Ankara về cuộc khủng hoảng tại Syria.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau khi tới thăm một trại tị nạn của người Syria ở thị trấn Islahiye, phía Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thư ký Ban Ki-moon cảnh báo nếu chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad sử dụng vũ khí hóa học để chống lại lực lượng chống đối tại Syria thì đó sẽ là "một tội ác tàn bạo", đồng thời kêu gọi tất cả các bên liên quan tại nước này chấm dứt bạo lực ngay lập tức.
Ông Ban Ki-moon cho biết ông đã gửi một bức thư tới Tổng thống al-Assad kêu gọi Chính phủ Syria "trong bất cứ trường hợp nào cũng không được sử dụng vũ khí hóa học", đồng thời cảnh báo điều đó sẽ gây ra hậu quả khó lường.
Vũ khí hóa học của Syria đang là một chủ đề nóng khi mới đây, Mỹ cùng nhiều nước phương Tây coi đây là "giới hạn đỏ", cảnh báo Chính phủ Syria sẽ phải đối mặt với "phản ứng mạnh mẽ" của cộng đồng quốc tế nếu sử dụng vũ khí hóa học chống lại các lực lượng đối lập.
Chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ của Tổng thư ký Liên hợp quốc diễn ra một ngày sau khi cuộc gặp ba bên giữa Đặc phái viên chung của Liên hợp quốc-Liên đoàn Arập về Syria, ông Lakhdar Brahimi, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov kết thúc mà không đi đến một quyết định quan trọng nào.
Trong một diễn biến khác cùng ngày, đại sứ Nga tại NATO Alexander Grushko cho biết việc triển khai tên lửa phòng không tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ -# Syria là một dấu hiệu cho thấy NATO có dính líu đến cuộc khủng hoảng Syria.
Theo ông Grushko, việc triển khai tên lửa phòng không Patriot có nghĩa là NATO đang dính líu vào cuộc xung đột tại Syria và rằng Nga nhìn thấy nguy cơ NATO dính líu sâu hơn vào tình hình Syria do sự khiêu khích hoặc một số vụ việc xảy ra ở khu vực biên giới này.
Ông cũng khẳng định Nga không có thông tin gì về việc Damascus sẽ sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc chiến chống lực lượng đối lập.
Trước đó, ngày 4/12, NATO đã nhất trí triển khai tên lửa Patriot theo đề nghị của Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia thành viên của tổ chức, để giúp bảo vệ khu vực biên giới nước này trước các mối đe dọa từ Syria.
Các nước Đức, Hà Lan và Mỹ đã đồng ý cung cấp các khẩu đội tên lửa Patriot tới Thổ Nhĩ Kỳ./.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau khi tới thăm một trại tị nạn của người Syria ở thị trấn Islahiye, phía Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thư ký Ban Ki-moon cảnh báo nếu chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad sử dụng vũ khí hóa học để chống lại lực lượng chống đối tại Syria thì đó sẽ là "một tội ác tàn bạo", đồng thời kêu gọi tất cả các bên liên quan tại nước này chấm dứt bạo lực ngay lập tức.
Ông Ban Ki-moon cho biết ông đã gửi một bức thư tới Tổng thống al-Assad kêu gọi Chính phủ Syria "trong bất cứ trường hợp nào cũng không được sử dụng vũ khí hóa học", đồng thời cảnh báo điều đó sẽ gây ra hậu quả khó lường.
Vũ khí hóa học của Syria đang là một chủ đề nóng khi mới đây, Mỹ cùng nhiều nước phương Tây coi đây là "giới hạn đỏ", cảnh báo Chính phủ Syria sẽ phải đối mặt với "phản ứng mạnh mẽ" của cộng đồng quốc tế nếu sử dụng vũ khí hóa học chống lại các lực lượng đối lập.
Chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ của Tổng thư ký Liên hợp quốc diễn ra một ngày sau khi cuộc gặp ba bên giữa Đặc phái viên chung của Liên hợp quốc-Liên đoàn Arập về Syria, ông Lakhdar Brahimi, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov kết thúc mà không đi đến một quyết định quan trọng nào.
Trong một diễn biến khác cùng ngày, đại sứ Nga tại NATO Alexander Grushko cho biết việc triển khai tên lửa phòng không tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ -# Syria là một dấu hiệu cho thấy NATO có dính líu đến cuộc khủng hoảng Syria.
Theo ông Grushko, việc triển khai tên lửa phòng không Patriot có nghĩa là NATO đang dính líu vào cuộc xung đột tại Syria và rằng Nga nhìn thấy nguy cơ NATO dính líu sâu hơn vào tình hình Syria do sự khiêu khích hoặc một số vụ việc xảy ra ở khu vực biên giới này.
Ông cũng khẳng định Nga không có thông tin gì về việc Damascus sẽ sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc chiến chống lực lượng đối lập.
Trước đó, ngày 4/12, NATO đã nhất trí triển khai tên lửa Patriot theo đề nghị của Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia thành viên của tổ chức, để giúp bảo vệ khu vực biên giới nước này trước các mối đe dọa từ Syria.
Các nước Đức, Hà Lan và Mỹ đã đồng ý cung cấp các khẩu đội tên lửa Patriot tới Thổ Nhĩ Kỳ./.
(TTXVN)