Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã ra thông điệp nêu rõ bệnh tự kỷ là một thách thức toàn cầu, do vậy toàn thế giới cần phải chung tay hành động, nhân Ngày thế giới nhận thức chứng tự kỷ (2/4).
Trong thông điệp ra ngày 30/3, ông Ban Ki-moon cho biết tự kỷ bắt đầu từ thời thơ ấu và kéo dài trong suốt cuộc đời, vì vậy cộng đồng thế giới không chỉ dừng lại ở việc sớm xác định và điều trị căn bệnh này, mà còn cần phải có phương pháp điều trị, kế hoạch giáo dục và các bước khác để có thể đồng hành một cách bền vững và suốt đời cùng những người mắc chứng tự kỷ.
Để làm được điều đó cần phải có cam kết chính trị toàn cầu cũng như hợp tác quốc tế lớn hơn, đặc biệt là cùng chia sẻ những thực hành có kết quả tốt.
Ông Ban Ki-moon cũng nhấn mạnh tới các khoản đầu tư lớn hơn trong lĩnh vực xã hội, giáo dục và lao động nhằm tăng cường năng lực cho các nước phát triển và đang phát triển phục vụ các nhu cầu khác biệt của những người mắc chứng tự kỷ, cũng như thúc đẩy hơn nữa nghiên cứu điều trị và đào tạo những người chăm sóc không chuyên.
Việc tổ chức Ngày thế giới nhận thức chứng tự kỷ hàng năm có ý nghĩa nâng cao nhận thức và hành động phòng chống phân biệt đối xử, lạm dụng và cô lập không thể chấp nhận được đối với những bệnh nhân tự kỷ và người thân của họ. Công ước về Quyền của Người khuyết tật khẳng định những người mắc chứng tự kỷ là những công dân bình đẳng, họ được hưởng tất cả quyền con người và quyền tự do cơ bản.
Nhân ngày này, ở New York của Mỹ, Vienna thuộc Áo và Geneva ở Thụy Sĩ, Quản lý Bưu chính Liên hợp quốc sẽ phát hành 6 mẫu tem bưu chính và hai mẫu phong bì thư. Những mẫu này, được tạo ra bởi các nghệ nhân đã được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ, sẽ gửi tới người dân thế giới một thông điệp mạnh mẽ rằng tài năng và sáng tạo tồn tại trong mọi con người./.
Trong thông điệp ra ngày 30/3, ông Ban Ki-moon cho biết tự kỷ bắt đầu từ thời thơ ấu và kéo dài trong suốt cuộc đời, vì vậy cộng đồng thế giới không chỉ dừng lại ở việc sớm xác định và điều trị căn bệnh này, mà còn cần phải có phương pháp điều trị, kế hoạch giáo dục và các bước khác để có thể đồng hành một cách bền vững và suốt đời cùng những người mắc chứng tự kỷ.
Để làm được điều đó cần phải có cam kết chính trị toàn cầu cũng như hợp tác quốc tế lớn hơn, đặc biệt là cùng chia sẻ những thực hành có kết quả tốt.
Ông Ban Ki-moon cũng nhấn mạnh tới các khoản đầu tư lớn hơn trong lĩnh vực xã hội, giáo dục và lao động nhằm tăng cường năng lực cho các nước phát triển và đang phát triển phục vụ các nhu cầu khác biệt của những người mắc chứng tự kỷ, cũng như thúc đẩy hơn nữa nghiên cứu điều trị và đào tạo những người chăm sóc không chuyên.
Việc tổ chức Ngày thế giới nhận thức chứng tự kỷ hàng năm có ý nghĩa nâng cao nhận thức và hành động phòng chống phân biệt đối xử, lạm dụng và cô lập không thể chấp nhận được đối với những bệnh nhân tự kỷ và người thân của họ. Công ước về Quyền của Người khuyết tật khẳng định những người mắc chứng tự kỷ là những công dân bình đẳng, họ được hưởng tất cả quyền con người và quyền tự do cơ bản.
Nhân ngày này, ở New York của Mỹ, Vienna thuộc Áo và Geneva ở Thụy Sĩ, Quản lý Bưu chính Liên hợp quốc sẽ phát hành 6 mẫu tem bưu chính và hai mẫu phong bì thư. Những mẫu này, được tạo ra bởi các nghệ nhân đã được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ, sẽ gửi tới người dân thế giới một thông điệp mạnh mẽ rằng tài năng và sáng tạo tồn tại trong mọi con người./.
(TTXVN)