Ngày 21/2, Tổng thống Ali Abdullah Saleh của Yemen tuyên bố "sẽ không từ chức trừ phi bị thất bại trong bầu cử."
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh cuộc biểu tình chống chính phủ của hàng chục nghìn người trong cả nước đã bước sang ngày thứ 11 với áp lực gia tăng đòi lật đổ Tổng thống Saleh. Xung đột biểu tình đã làm hơn 10 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương.
Phát biểu trong cuộc họp báo tổ chức tại Dinh tổng thống ở thủ đô Sanaa, ông Saleh, cầm quyền từ năm 1978, nói rõ "bất cứ ai lên cầm quyền thì đó là người phải giành chiến thắng qua bầu cử, cho dù là bầu cử quốc hội hay bầu cử tổng thống."
Ông cũng nhấn mạnh "phản đối đảo chính, lật đổ chính quyền bằng cách gây hỗn loạn, đập phá tài sản công và sát hại người dân."
Ông Saleh còn nói ông đã tích cực tìm kiếm biện pháp giải quyết tình hình căng thẳng bằng việc dành nhiều nhân nhượng cho các đảng phái đối lập, tuy nhiên phe đối lập càng lấn tới và đưa ra những yêu sách không chính đáng.
Cùng ngày, các giáo sĩ Yemen đã ra một tuyên bố phản đối việc sử dụng vũ lực chống lại người biểu tình.
Hiệp hội các Giáo sĩ Yemen, do ông Abdul Majid Zindani đứng đầu, nói "Mọi hành động đánh đập hay sát hại người biểu tình đều là một tội ác cố ý."
Trước đó, ngày 20/2, ông Hasan Baoum, thủ lĩnh Phong trào miền Nam li khai ở Yemen đã bị một "nhóm dân quân vũ trang" bắt giữ tại thành phố cảng miền Nam Aden và được đưa đến một địa điểm bí mật.
Trong khi đó, những người ủng hộ Tổng thống Saleh đã tìm cách dẹp một cuộc biểu tình của những người phản đối chính phủ. 50 người ủng hộ chính phủ đã cố giải tán cuộc biểu tình của hơn 1.000 người phản đối ông Saleh tập trung bên ngoài Đại học Sanaa, xung đột biểu tình càng trở nên căng thẳng đã làm tăng số thương vong./.
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh cuộc biểu tình chống chính phủ của hàng chục nghìn người trong cả nước đã bước sang ngày thứ 11 với áp lực gia tăng đòi lật đổ Tổng thống Saleh. Xung đột biểu tình đã làm hơn 10 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương.
Phát biểu trong cuộc họp báo tổ chức tại Dinh tổng thống ở thủ đô Sanaa, ông Saleh, cầm quyền từ năm 1978, nói rõ "bất cứ ai lên cầm quyền thì đó là người phải giành chiến thắng qua bầu cử, cho dù là bầu cử quốc hội hay bầu cử tổng thống."
Ông cũng nhấn mạnh "phản đối đảo chính, lật đổ chính quyền bằng cách gây hỗn loạn, đập phá tài sản công và sát hại người dân."
Ông Saleh còn nói ông đã tích cực tìm kiếm biện pháp giải quyết tình hình căng thẳng bằng việc dành nhiều nhân nhượng cho các đảng phái đối lập, tuy nhiên phe đối lập càng lấn tới và đưa ra những yêu sách không chính đáng.
Cùng ngày, các giáo sĩ Yemen đã ra một tuyên bố phản đối việc sử dụng vũ lực chống lại người biểu tình.
Hiệp hội các Giáo sĩ Yemen, do ông Abdul Majid Zindani đứng đầu, nói "Mọi hành động đánh đập hay sát hại người biểu tình đều là một tội ác cố ý."
Trước đó, ngày 20/2, ông Hasan Baoum, thủ lĩnh Phong trào miền Nam li khai ở Yemen đã bị một "nhóm dân quân vũ trang" bắt giữ tại thành phố cảng miền Nam Aden và được đưa đến một địa điểm bí mật.
Trong khi đó, những người ủng hộ Tổng thống Saleh đã tìm cách dẹp một cuộc biểu tình của những người phản đối chính phủ. 50 người ủng hộ chính phủ đã cố giải tán cuộc biểu tình của hơn 1.000 người phản đối ông Saleh tập trung bên ngoài Đại học Sanaa, xung đột biểu tình càng trở nên căng thẳng đã làm tăng số thương vong./.
(TTXVN/Vietnam+)