Tổng thống lâm thời Foued Mebazaa cùng Thủ tướng Mohammed Ghannouchi của Tunisia ngày 18/1 đã rời bỏ đảng Tập hợp Dân chủ Lập hiến (RCD) của Tổng thống bị lật đổ Zine El Abidine Ben Ali.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh chính phủ lâm thời đang đối mặt với thách thức khi dân chúng biểu tình phản đối việc nhiều thành viên của RCD được lưu nhiệm trong chính phủ mới.
Theo thông báo ngày 17/1 của Thủ tướng Ghannouchi về thành phần chính phủ lâm thời, ngoại trưởng, bộ trưởng nội vụ và bộ trưởng quốc phòng cùng một số nhân vật khác của RCD tiếp tục tại nhiệm.
Ông Ghannouchi giải thích sự hiện diện của các thành viên RCD trong chính phủ lâm thời là cần thiết trong giai đoạn trước khi diễn ra cuộc bầu cử, dự kiến được tổ chức trong vòng hai tháng tới. Tuy nhiên, thông báo về thành phần chính phủ lâm thời đã châm ngòi cho cuộc biểu tình của hàng nghìn người tại nhiều thành phố ở miền Trung Tunisia.
Phong trào Ettajdid (Đổi mới), có tổng thư ký tham gia chính phủ đoàn kết dân tộc, ngày 18/1 đã yêu cầu tất cả các bộ trưởng là thành viên RCD rời khỏi đảng này, phong tỏa các tài khoản ngân hàng và tài sản của RCD. Ettajdid còn cảnh báo sẽ rút khỏi chính phủ lâm thời nếu các yêu cầu trên không được đáp ứng nhanh chóng.
Trước đó, ba bộ trưởng thuộc Liên đoàn Lao động Tunisia cũng đã từ chức để phản đối điều mà họ gọi là "sự hiện diện áp đảo của các thành viên RCD trong chính phủ mới."
Về phần mình, trong thông cáo ngày 18/1, RCD cho biết đã khai trừ ông Ben Ali cùng sáu cộng sự thân tín của ông này.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã bày tỏ lo ngại về tình trạng bạo lực gia tăng ở Tunisia và kêu gọi các bên nỗ lực để khôi phục hòa bình, ổn định tại quốc gia Bắc Phi này.
Ông cũng kêu gọi Tunisia tổ chức một cuộc bầu cử "đáng tin cậy" để thành lập một chính phủ được toàn dân ủng hộ, đồng thời cam kết Liên hợp quốc sẵn sàng hỗ trợ người dân.
Ngày 18/1, Tổng thống Mỹ Barak Obama đã thảo luận với Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak về tình hình Tunisia. Thông báo của Nhà Trắng cho biết ông Obama kêu gọi các bên ở Tunisia kiềm chế, chấm dứt bạo lực và tiến hành một cuộc bầu cử tự do, công bằng.
Theo số liệu thống kê của Chính phủ Tunisia, ít nhất 78 người thiệt mạng trong làn sóng biểu tình vừa qua và thiệt hại vật chất ước tính lên tới 2 tỷ USD.
Phản ứng trước một số ý kiến lo ngại làn sóng biểu tình ở Tunisia có thể gây hiệu ứng dây chuyền lan sang các quốc gia láng giềng, Chính phủ Ai Cập đã bác bỏ nguy cơ này./.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh chính phủ lâm thời đang đối mặt với thách thức khi dân chúng biểu tình phản đối việc nhiều thành viên của RCD được lưu nhiệm trong chính phủ mới.
Theo thông báo ngày 17/1 của Thủ tướng Ghannouchi về thành phần chính phủ lâm thời, ngoại trưởng, bộ trưởng nội vụ và bộ trưởng quốc phòng cùng một số nhân vật khác của RCD tiếp tục tại nhiệm.
Ông Ghannouchi giải thích sự hiện diện của các thành viên RCD trong chính phủ lâm thời là cần thiết trong giai đoạn trước khi diễn ra cuộc bầu cử, dự kiến được tổ chức trong vòng hai tháng tới. Tuy nhiên, thông báo về thành phần chính phủ lâm thời đã châm ngòi cho cuộc biểu tình của hàng nghìn người tại nhiều thành phố ở miền Trung Tunisia.
Phong trào Ettajdid (Đổi mới), có tổng thư ký tham gia chính phủ đoàn kết dân tộc, ngày 18/1 đã yêu cầu tất cả các bộ trưởng là thành viên RCD rời khỏi đảng này, phong tỏa các tài khoản ngân hàng và tài sản của RCD. Ettajdid còn cảnh báo sẽ rút khỏi chính phủ lâm thời nếu các yêu cầu trên không được đáp ứng nhanh chóng.
Trước đó, ba bộ trưởng thuộc Liên đoàn Lao động Tunisia cũng đã từ chức để phản đối điều mà họ gọi là "sự hiện diện áp đảo của các thành viên RCD trong chính phủ mới."
Về phần mình, trong thông cáo ngày 18/1, RCD cho biết đã khai trừ ông Ben Ali cùng sáu cộng sự thân tín của ông này.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã bày tỏ lo ngại về tình trạng bạo lực gia tăng ở Tunisia và kêu gọi các bên nỗ lực để khôi phục hòa bình, ổn định tại quốc gia Bắc Phi này.
Ông cũng kêu gọi Tunisia tổ chức một cuộc bầu cử "đáng tin cậy" để thành lập một chính phủ được toàn dân ủng hộ, đồng thời cam kết Liên hợp quốc sẵn sàng hỗ trợ người dân.
Ngày 18/1, Tổng thống Mỹ Barak Obama đã thảo luận với Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak về tình hình Tunisia. Thông báo của Nhà Trắng cho biết ông Obama kêu gọi các bên ở Tunisia kiềm chế, chấm dứt bạo lực và tiến hành một cuộc bầu cử tự do, công bằng.
Theo số liệu thống kê của Chính phủ Tunisia, ít nhất 78 người thiệt mạng trong làn sóng biểu tình vừa qua và thiệt hại vật chất ước tính lên tới 2 tỷ USD.
Phản ứng trước một số ý kiến lo ngại làn sóng biểu tình ở Tunisia có thể gây hiệu ứng dây chuyền lan sang các quốc gia láng giềng, Chính phủ Ai Cập đã bác bỏ nguy cơ này./.
(TTXVN/Vietnam+)