Tổng thống Sudan Omar al-Beshir ngày 14/6 đã thành lập một chính phủ liên hiệpmới, hai tháng sau cuộc tổng tuyển cử đầu tiên có sự tham gia của nhiều đảngphái ở nước này trong hơn 24 năm.
Theo sắc lệnh của Tổng thống al-Beshir, chính phủ mới gồm 35 bộ trưởng và 42quốc vụ khanh. Trong đó 24 bộ trưởng thuộc Đảng Đại hội Dân tộc (NCP) cầm quyềncủa Tổng thống Beshir, 8 bộ trưởng thuộc Phong trào giải phóng nhân dân Sudan(SPLM) - trước đây là lực lượng phiến quân, và 3 thành viên khác thuộc ba đảngnhỏ.
Trong nội các mới này, ông Ali Karti thuộc NCP được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoạigiao - chức vụ trước đây do SPLM nắm giữ, trong khi ông Luwal Ashweil Deng thuộcSPLM giữ chức Bộ trưởng Dầu mỏ chiến lược.
Tổng thống al-Beshir nắm quyền lãnh đạo tại Sudan từ năm 1989 sau một cuộc đảochính quân sự và đã tái đắc cử trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng Tư vừa qua.
Phát biểu tại lễ nhậm chức ngày 27/5, Tổng thống al-Beshir cam kết đấu tranh chosự thống nhất đất nước Sudan, đồng thời khẳng định cuộc trưng cầu ý dân về độclập cho miền Nam Sudan sẽ được tổ chức đúng kế hoạch vào tháng 1/2011.
Ông tuyên bố sẽ chấp nhận sự lựa chọn của người dân miền Nam, song bày tỏ tintưởng vào sự thống nhất đất nước và kêu gọi nhân dân cũng tin tưởng điều này.
Cuộc tổng tuyển cử vừa qua đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình hoà bình ởSudan sau khi Hiệp định Hòa bình toàn diện (CPA) được ký giữa Chính phủ Khartoumvà phiến quân SPLM năm 2005, chấm dứt hai thập kỷ nội chiến đã làm hai triệungười thiệt mạng tại quốc gia rộng lớn nhất "Lục địa Đen."
Cuộc trưng cầu ý dân về độc lập cho miền Nam dự kiến được tiến hành vào đầu năm2011 nằm trong khuôn khổ hiệp định này.
Sudan có trữ lượng dầu khoảng 6 tỉ thùng, phần lớn nằm ở khu vực ranh giới haimiền Bắc-Nam, và việc phân chia thu nhập từ khai thác dầu đã trở thành yếu tốgây căng thẳng trong quá trình tiến tới cuộc trưng cầu ý dân về độc lập cho miềnNam.
Tổng thống Beshir hồi đầu tháng này đã cảnh báo nguy cơ "bùng nổ" giữa hai miềnnếu miền Nam lựa chọn độc lập. Tuy nhiên, ông khẳng định chính phủ "không có lựachọn nào khác ngoài việc phối hợp với SPLM vì sự thống nhất đất nước."
Hội đồng bảo an Liên hợp quốc ngày 14/6 kêu gọi Chính phủ Sudan tích cực chuẩnbị để cuộc trưng cầu ý dân nói trên được tiến hành đúng kế hoạch, đồng thời bàytỏ lo ngại về làn sóng bạo lực gia tăng mạnh khu vực Darfur, miền Tây Sudan, gâynhiều thương vong.
Theo ông Ibrahim Gambari, người đứng đầu phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợpquốc/Liên minh châu Phi (UNAMID) tại Darfur, riêng trong tháng Năm vừa qua đã có447 người thiệt mạng trong các vụ bạo lực tại khu vực này.
Cuộc xung đột ở Darfur nổ ra từ năm 2003, đến nay đã làm gần 300.000 người thiệtmạng và 2,7 triệu người mất nhà ở./.
Theo sắc lệnh của Tổng thống al-Beshir, chính phủ mới gồm 35 bộ trưởng và 42quốc vụ khanh. Trong đó 24 bộ trưởng thuộc Đảng Đại hội Dân tộc (NCP) cầm quyềncủa Tổng thống Beshir, 8 bộ trưởng thuộc Phong trào giải phóng nhân dân Sudan(SPLM) - trước đây là lực lượng phiến quân, và 3 thành viên khác thuộc ba đảngnhỏ.
Trong nội các mới này, ông Ali Karti thuộc NCP được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoạigiao - chức vụ trước đây do SPLM nắm giữ, trong khi ông Luwal Ashweil Deng thuộcSPLM giữ chức Bộ trưởng Dầu mỏ chiến lược.
Tổng thống al-Beshir nắm quyền lãnh đạo tại Sudan từ năm 1989 sau một cuộc đảochính quân sự và đã tái đắc cử trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng Tư vừa qua.
Phát biểu tại lễ nhậm chức ngày 27/5, Tổng thống al-Beshir cam kết đấu tranh chosự thống nhất đất nước Sudan, đồng thời khẳng định cuộc trưng cầu ý dân về độclập cho miền Nam Sudan sẽ được tổ chức đúng kế hoạch vào tháng 1/2011.
Ông tuyên bố sẽ chấp nhận sự lựa chọn của người dân miền Nam, song bày tỏ tintưởng vào sự thống nhất đất nước và kêu gọi nhân dân cũng tin tưởng điều này.
Cuộc tổng tuyển cử vừa qua đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình hoà bình ởSudan sau khi Hiệp định Hòa bình toàn diện (CPA) được ký giữa Chính phủ Khartoumvà phiến quân SPLM năm 2005, chấm dứt hai thập kỷ nội chiến đã làm hai triệungười thiệt mạng tại quốc gia rộng lớn nhất "Lục địa Đen."
Cuộc trưng cầu ý dân về độc lập cho miền Nam dự kiến được tiến hành vào đầu năm2011 nằm trong khuôn khổ hiệp định này.
Sudan có trữ lượng dầu khoảng 6 tỉ thùng, phần lớn nằm ở khu vực ranh giới haimiền Bắc-Nam, và việc phân chia thu nhập từ khai thác dầu đã trở thành yếu tốgây căng thẳng trong quá trình tiến tới cuộc trưng cầu ý dân về độc lập cho miềnNam.
Tổng thống Beshir hồi đầu tháng này đã cảnh báo nguy cơ "bùng nổ" giữa hai miềnnếu miền Nam lựa chọn độc lập. Tuy nhiên, ông khẳng định chính phủ "không có lựachọn nào khác ngoài việc phối hợp với SPLM vì sự thống nhất đất nước."
Hội đồng bảo an Liên hợp quốc ngày 14/6 kêu gọi Chính phủ Sudan tích cực chuẩnbị để cuộc trưng cầu ý dân nói trên được tiến hành đúng kế hoạch, đồng thời bàytỏ lo ngại về làn sóng bạo lực gia tăng mạnh khu vực Darfur, miền Tây Sudan, gâynhiều thương vong.
Theo ông Ibrahim Gambari, người đứng đầu phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợpquốc/Liên minh châu Phi (UNAMID) tại Darfur, riêng trong tháng Năm vừa qua đã có447 người thiệt mạng trong các vụ bạo lực tại khu vực này.
Cuộc xung đột ở Darfur nổ ra từ năm 2003, đến nay đã làm gần 300.000 người thiệtmạng và 2,7 triệu người mất nhà ở./.
(TTXVN/Vietnam+)