Phóng viên TTXVN tại Liên bang Nga dẫn thông báo ngày 27/2 của Điện Kremlin, xác nhận tối cùng ngày, Tổng thống Pháp, ông Francois Hollande tới thủ đô Mátxcơva thăm Nga lần đầu tiên với mục đích chính là góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước và thảo luận các vấn đề thời sự quốc tế mà hai bên cùng quan tâm.
Tháp tùng Tổng thống Hollande trong chuyến thăm 2 ngày này có các bộ trưởng chủ chốt trong Chính phủ Pháp cùng lãnh đạo của hàng chục tập đoàn-công ty hàng đầu.
Pháp chủ trương tăng cường quan hệ kinh tế-thương mại với Nga trong bối cảnh xuất khẩu của Paris sang Mátxcơva tăng liên tục và đạt mức 9 tỷ euro năm 2012, bất chấp ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu làm thị phần của Pháp trên các thị trường thế giới giảm gần gấp đôi trong thập kỷ qua, từ mức 6% xuống còn 3,5%. Đồng thời, năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu của Nga sang Pháp cũng đạt 12 tỷ euro.
Các công ty của Pháp sẵn sàng đề nghị Nga nhập khẩu công nghệ hiện đại nhằm góp phần phát triển thị trường viễn thông, hoàn thiện dịch vụ y tế và góp phần làm cho sinh hoạt tại các thành phố tiện nghi hơn.
Hợp tác quân sự-kỹ thuật và quốc phòng là lĩnh vực quan trọng của mối quan hệ đối tác chiến lược Nga-Pháp. Paris hy vọng mặc dù Nga thay đổi lãnh đạo bộ quốc phòng, nhưng tân Bộ trưởng Sergey Shoigu vẫn tiếp tục xúc tiến hợp đồng mua tàu chở máy bay trực thăng Mistral và thực hiện các hiệp định song phương đã ký.
Pháp cũng hy vọng sau cuộc hội đàm ngày 28/2 tại Điện Kremlin giữa Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin với Tổng thống Hollande, hai bên sẽ ký các hiệp định hợp tác mới về chế tạo máy bay, nghiên cứu vũ trụ, giao thông-vận tải, giáo dục và văn hóa.
Quan hệ giữa Nga với Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO), cùng những vấn đề thời sự quốc tế, trước tiên là các cuộc xung đột ở khu vực Trung Đông-Bắc Phi, chiến dịch chống khủng bố tại Mali, chương trình hạt nhân của Iran và Triều Tiên, sẽ nằm trong chương trình thời sự của cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo Nga-Pháp.
Tổng thống Hollande coi trọng cuộc thảo luận này trong bối cảnh hai nước đều là ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đồng thời Nga đảm nhiệm chức Chủ tịch Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) năm 2013, và sẽ giữ chức Chủ tịch Nhóm các nước có nền công nghiệp phát triển nhất (G-8) vào năm 2014 tới./.
Tháp tùng Tổng thống Hollande trong chuyến thăm 2 ngày này có các bộ trưởng chủ chốt trong Chính phủ Pháp cùng lãnh đạo của hàng chục tập đoàn-công ty hàng đầu.
Pháp chủ trương tăng cường quan hệ kinh tế-thương mại với Nga trong bối cảnh xuất khẩu của Paris sang Mátxcơva tăng liên tục và đạt mức 9 tỷ euro năm 2012, bất chấp ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu làm thị phần của Pháp trên các thị trường thế giới giảm gần gấp đôi trong thập kỷ qua, từ mức 6% xuống còn 3,5%. Đồng thời, năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu của Nga sang Pháp cũng đạt 12 tỷ euro.
Các công ty của Pháp sẵn sàng đề nghị Nga nhập khẩu công nghệ hiện đại nhằm góp phần phát triển thị trường viễn thông, hoàn thiện dịch vụ y tế và góp phần làm cho sinh hoạt tại các thành phố tiện nghi hơn.
Hợp tác quân sự-kỹ thuật và quốc phòng là lĩnh vực quan trọng của mối quan hệ đối tác chiến lược Nga-Pháp. Paris hy vọng mặc dù Nga thay đổi lãnh đạo bộ quốc phòng, nhưng tân Bộ trưởng Sergey Shoigu vẫn tiếp tục xúc tiến hợp đồng mua tàu chở máy bay trực thăng Mistral và thực hiện các hiệp định song phương đã ký.
Pháp cũng hy vọng sau cuộc hội đàm ngày 28/2 tại Điện Kremlin giữa Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin với Tổng thống Hollande, hai bên sẽ ký các hiệp định hợp tác mới về chế tạo máy bay, nghiên cứu vũ trụ, giao thông-vận tải, giáo dục và văn hóa.
Quan hệ giữa Nga với Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO), cùng những vấn đề thời sự quốc tế, trước tiên là các cuộc xung đột ở khu vực Trung Đông-Bắc Phi, chiến dịch chống khủng bố tại Mali, chương trình hạt nhân của Iran và Triều Tiên, sẽ nằm trong chương trình thời sự của cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo Nga-Pháp.
Tổng thống Hollande coi trọng cuộc thảo luận này trong bối cảnh hai nước đều là ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đồng thời Nga đảm nhiệm chức Chủ tịch Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) năm 2013, và sẽ giữ chức Chủ tịch Nhóm các nước có nền công nghiệp phát triển nhất (G-8) vào năm 2014 tới./.
(TTXVN)