Tổng thống Pháp Francois Hollande ngày 29/10 bác bỏ đề xuất "sốc" mà giới lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực công nghiệp.
Ông cam kết về kế hoạch hành động năm năm để hồi sinh nền công nghiệp Pháp và khẳng định, trong tháng 11 tới, Chính phủ sẽ công bố các quyết định liên quan tới mọi khía cạnh của vấn đề cạnh tranh.
Sau cuộc họp với các lãnh đạo của Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ông Hollande thừa nhận mọi chỉ số đều cho thấy Pháp không trong "thể trạng" tốt nhất. Pháp đang đối mặt với bộ ba thách thức gồm nợ cao, tăng trưởng yếu và chi phí sản xuất cao.
Theo người đứng đầu WTO, ông Pascal Lamy, có mối liên kết giữa tăng trưởng, cạnh tranh và việc làm - một vấn đề chính đối với Pháp và với cả châu Âu hiện nay.
Lãnh đạo 98 tập đoàn lớn nhất Pháp đề xuất phương án giảm 30 tỷ euro phúc lợi do giới chủ Pháp chi trả trong hai năm và cắt giảm mạnh chi tiêu công. Afep, đại diện hơn 90 công ty hàng đầu nước Pháp, bày tỏ với chi tiêu công lên đến mức kỷ lục 56% GDP, Pháp đã tới mức giới hạn có thể chịu đựng được.
Nhưng hai bộ trưởng Pháp đã ngay lập tức bác bỏ phương án quyết liệt này. Các doanh nghiệp Pháp phản đối tăng thuế và các nghĩa vụ đóng góp; đồng thời kêu gọi chính phủ giảm chi tiêu công 60 tỷ euro, tương đương 3% GDP trong năm năm.
Ông Hollande đang phải "vật lộn" để thực hiện những cam kết trước khi trúng cử là kiến tạo việc làm và thúc đẩy tăng trưởng, trong khi đang áp dụng biện pháp khắc khổ để bù đắp 37 tỷ euro (47 tỷ USD) trong lỗ hổng tài chính công.
Tổng thống Hollande còn bị bủa vây bởi làn sóng cắt giảm việc làm và bị công kích trong cuộc tranh luận về các biện pháp để "hàn gắn" nền kinh tế. Chỉ riêng tập đoàn ôtô PSA Peugeot Citroen, thông báo sẽ cắt giảm tới 8.000 việc làm và đóng cửa một nhà máy gần Paris, đã phải cầu cứu Chính phủ đứng ra bảo lãnh khoản vay ngân hàng 7 tỷ euro (khoảng 9 tỷ USD)./.
Ông cam kết về kế hoạch hành động năm năm để hồi sinh nền công nghiệp Pháp và khẳng định, trong tháng 11 tới, Chính phủ sẽ công bố các quyết định liên quan tới mọi khía cạnh của vấn đề cạnh tranh.
Sau cuộc họp với các lãnh đạo của Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ông Hollande thừa nhận mọi chỉ số đều cho thấy Pháp không trong "thể trạng" tốt nhất. Pháp đang đối mặt với bộ ba thách thức gồm nợ cao, tăng trưởng yếu và chi phí sản xuất cao.
Theo người đứng đầu WTO, ông Pascal Lamy, có mối liên kết giữa tăng trưởng, cạnh tranh và việc làm - một vấn đề chính đối với Pháp và với cả châu Âu hiện nay.
Lãnh đạo 98 tập đoàn lớn nhất Pháp đề xuất phương án giảm 30 tỷ euro phúc lợi do giới chủ Pháp chi trả trong hai năm và cắt giảm mạnh chi tiêu công. Afep, đại diện hơn 90 công ty hàng đầu nước Pháp, bày tỏ với chi tiêu công lên đến mức kỷ lục 56% GDP, Pháp đã tới mức giới hạn có thể chịu đựng được.
Nhưng hai bộ trưởng Pháp đã ngay lập tức bác bỏ phương án quyết liệt này. Các doanh nghiệp Pháp phản đối tăng thuế và các nghĩa vụ đóng góp; đồng thời kêu gọi chính phủ giảm chi tiêu công 60 tỷ euro, tương đương 3% GDP trong năm năm.
Ông Hollande đang phải "vật lộn" để thực hiện những cam kết trước khi trúng cử là kiến tạo việc làm và thúc đẩy tăng trưởng, trong khi đang áp dụng biện pháp khắc khổ để bù đắp 37 tỷ euro (47 tỷ USD) trong lỗ hổng tài chính công.
Tổng thống Hollande còn bị bủa vây bởi làn sóng cắt giảm việc làm và bị công kích trong cuộc tranh luận về các biện pháp để "hàn gắn" nền kinh tế. Chỉ riêng tập đoàn ôtô PSA Peugeot Citroen, thông báo sẽ cắt giảm tới 8.000 việc làm và đóng cửa một nhà máy gần Paris, đã phải cầu cứu Chính phủ đứng ra bảo lãnh khoản vay ngân hàng 7 tỷ euro (khoảng 9 tỷ USD)./.
Hương Giang (TTXVN)