Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Tổng thống nước Cộng hòa Panama Ricardo Martinelli Berrocal và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-27/10/2012.
Đây là chuyến thăm đầu tiên ở cấp Nguyên thủ Nhà nước Panama tới Việt Nam kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (28/8/1975). Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh hai nước đạt được những thành tựu quan trọng trong các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế.
Nằm ở Trung Mỹ, kinh tế những năm gần đây của Panama được Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) đánh giá là phát triển ổn định và nhanh nhất ở khu vực Mỹ Latinh, chủ yếu dựa vào ngành dịch vụ (chiếm 72,2% GDP), trong đó phần lớn thu nhập là do các hoạt động từ kênh đào Panama (bảo hiểm, cảng kho, đăng ký cờ tàu) và khu tự do thương mại Colon, ngân hàng và du lịch.
Năm 2002 Việt Nam chính thức mở Đại sứ quán tại Panama và năm 2006 Panama mở Đại sứ quán tại Việt Nam. Lãnh đạo hai nước đã trao đổi nhiều chuyến thăm. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng (tháng 9/1975), Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên (tháng 9/2002) đã thăm Panama. Về phía bạn, Bộ trưởng Phát triển nông nghiệp Ghigiêcmô Xalatxa (tháng 6/2008), Bộ trưởng phát triển Nông nghiệp Victô Pêrết (tháng 3/2010) đã thăm Việt Nam...
Hai nước đã ký một số thỏa thuận hợp tác như: Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao và công cụ, Hiệp định khung về hợp tác khoa học-công nghệ, Thỏa thuận hợp tác về lĩnh vực vận tải biển, Biên bản ghi nhớ (MOU) hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp hai nước.
Trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Panama tăng nhanh trong những năm gần đây, từ 50 triệu USD năm 2005 lên 245 triệu USD năm 2011; riêng sáu tháng đầu năm 2012 đạt 120,3 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất siêu, với các mặt hàng chủ yếu như: gỗ, giầy dép, hàng thủ công mỹ nghệ mây, tre, cói, máy móc nông nghiệp. Hai nước có tiềm năng và nhu cầu hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác như: vận tải hàng hải, nông nghiệp, y học cổ truyền... Panama hiện có 9 dự án đầu tư tại nước ta với tổng số vốn đăng ký hơn 51 triệu USD.
Tại các diễn đàn đa phương và khu vực, hai nước thường xuyên trao đổi, ủng hộ lẫn nhau. Panama là một trong những nước sớm ủng hộ Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và ứng cử làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Panama cũng đã công nhận Quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam (9/2010).
Trong chuyến thăm của Tổng thống Cộng hòa Panama đến Việt Nam lần này, lãnh đạo hai nước sẽ trao đổi các khả năng và biện pháp tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của mỗi bên; triển khai thực hiện các thỏa thuận đã ký kết trong các lĩnh vực như nông nghiệp, khoa học-kỹ thuật, hàng hải..., thiết thực phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển ở mỗi nước./.
Đây là chuyến thăm đầu tiên ở cấp Nguyên thủ Nhà nước Panama tới Việt Nam kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (28/8/1975). Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh hai nước đạt được những thành tựu quan trọng trong các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế.
Nằm ở Trung Mỹ, kinh tế những năm gần đây của Panama được Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) đánh giá là phát triển ổn định và nhanh nhất ở khu vực Mỹ Latinh, chủ yếu dựa vào ngành dịch vụ (chiếm 72,2% GDP), trong đó phần lớn thu nhập là do các hoạt động từ kênh đào Panama (bảo hiểm, cảng kho, đăng ký cờ tàu) và khu tự do thương mại Colon, ngân hàng và du lịch.
Năm 2002 Việt Nam chính thức mở Đại sứ quán tại Panama và năm 2006 Panama mở Đại sứ quán tại Việt Nam. Lãnh đạo hai nước đã trao đổi nhiều chuyến thăm. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng (tháng 9/1975), Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên (tháng 9/2002) đã thăm Panama. Về phía bạn, Bộ trưởng Phát triển nông nghiệp Ghigiêcmô Xalatxa (tháng 6/2008), Bộ trưởng phát triển Nông nghiệp Victô Pêrết (tháng 3/2010) đã thăm Việt Nam...
Hai nước đã ký một số thỏa thuận hợp tác như: Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao và công cụ, Hiệp định khung về hợp tác khoa học-công nghệ, Thỏa thuận hợp tác về lĩnh vực vận tải biển, Biên bản ghi nhớ (MOU) hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp hai nước.
Trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Panama tăng nhanh trong những năm gần đây, từ 50 triệu USD năm 2005 lên 245 triệu USD năm 2011; riêng sáu tháng đầu năm 2012 đạt 120,3 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất siêu, với các mặt hàng chủ yếu như: gỗ, giầy dép, hàng thủ công mỹ nghệ mây, tre, cói, máy móc nông nghiệp. Hai nước có tiềm năng và nhu cầu hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác như: vận tải hàng hải, nông nghiệp, y học cổ truyền... Panama hiện có 9 dự án đầu tư tại nước ta với tổng số vốn đăng ký hơn 51 triệu USD.
Tại các diễn đàn đa phương và khu vực, hai nước thường xuyên trao đổi, ủng hộ lẫn nhau. Panama là một trong những nước sớm ủng hộ Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và ứng cử làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Panama cũng đã công nhận Quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam (9/2010).
Trong chuyến thăm của Tổng thống Cộng hòa Panama đến Việt Nam lần này, lãnh đạo hai nước sẽ trao đổi các khả năng và biện pháp tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của mỗi bên; triển khai thực hiện các thỏa thuận đã ký kết trong các lĩnh vực như nông nghiệp, khoa học-kỹ thuật, hàng hải..., thiết thực phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển ở mỗi nước./.
Bùi Thanh Hải (TTXVN)