Tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari ngày 13/2 tuyên bố ủng hộ cải thiện quan hệ với Ấn Độ.
Tổng thống Zardari cho rằng mối quan hệ tốt đẹp giữa Pakistan với nước láng giềng Ấn Độ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cải thiện đời sống dân chúng ở mỗi nước cũng như trong cuộc chiến chống lại lực lượng Hồi giáo cực đoan.
Phát biểu trong cuộc gặp Đại sứ Pakistan tại Ấn Độ, Tổng thống Zardari nhấn mạnh Islamabad muốn có các cuộc đối thoại có ý nghĩa và đạt được kết quả với Ấn Độ, trong đó có việc nối lại tiến trình đàm phán hòa bình toàn diện và đề cập tất cả các vấn đề trong quan hệ song phương.
Tuyên bố trên được ông Zardari đưa ra trong bối cảnh giới chức ngoại giao cấp cao hai bên chuẩn bị gặp nhau tại New Delhi vào ngày 25/2 tới nhằm nối lại tiến trình đàm phán hòa bình, vốn bị gián đoạn từ tháng 11/2008 sau khi xảy ra vụ tấn công khủng bố tại thành phố Mumbai của Ấn Độ làm gần 170 người thiệt mạng.
Dự kiến, tranh chấp kéo dài giữa hai nước tại khu vực Kashmir cũng sẽ là một trong những nội dung chính trong chương trình nghị sự.
Giới phân tích nhận định hai bên khó có thể đạt được bước đột phá trong các cuộc đàm phán sắp tới, song cho rằng việc nối lại đàm phán là một tín hiệu tích cực trong các nỗ lực cải thiện quan hệ song phương./.
Tổng thống Zardari cho rằng mối quan hệ tốt đẹp giữa Pakistan với nước láng giềng Ấn Độ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cải thiện đời sống dân chúng ở mỗi nước cũng như trong cuộc chiến chống lại lực lượng Hồi giáo cực đoan.
Phát biểu trong cuộc gặp Đại sứ Pakistan tại Ấn Độ, Tổng thống Zardari nhấn mạnh Islamabad muốn có các cuộc đối thoại có ý nghĩa và đạt được kết quả với Ấn Độ, trong đó có việc nối lại tiến trình đàm phán hòa bình toàn diện và đề cập tất cả các vấn đề trong quan hệ song phương.
Tuyên bố trên được ông Zardari đưa ra trong bối cảnh giới chức ngoại giao cấp cao hai bên chuẩn bị gặp nhau tại New Delhi vào ngày 25/2 tới nhằm nối lại tiến trình đàm phán hòa bình, vốn bị gián đoạn từ tháng 11/2008 sau khi xảy ra vụ tấn công khủng bố tại thành phố Mumbai của Ấn Độ làm gần 170 người thiệt mạng.
Dự kiến, tranh chấp kéo dài giữa hai nước tại khu vực Kashmir cũng sẽ là một trong những nội dung chính trong chương trình nghị sự.
Giới phân tích nhận định hai bên khó có thể đạt được bước đột phá trong các cuộc đàm phán sắp tới, song cho rằng việc nối lại đàm phán là một tín hiệu tích cực trong các nỗ lực cải thiện quan hệ song phương./.
(TTXVN/Vietnam+)