Ngày 20/4, Chính phủ Cộng hòa Nam Sudan đã ra lệnh rút toàn bộ quân đội khỏi khu vực giàu dầu lửa chiến lược Heglig thuộc bang Nam Kordofan mà nước này đã chiếm đóng của Sudan hồi tuần trước.
Lệnh rút quân được đưa ra hai ngày sau khi Tổng thống Sudan Omar al-Bashir tuyên bố chiến tranh với Juba.
Tuyên bố của Tổng thống Nam Sudan nêu rõ: "Quân đội Giải phóng nhân dân Nam Sudan (SPLA) đã được lệnh rút lực lượng khỏi Heglig."
[Kêu gọi đàm phán về căng thẳng Sudan-Nam Sudan]
Tuyên bố cũng cho biết, việc rút quân sẽ được tiến hành ngay lập tức và sẽ hoàn tất trong vòng ba ngày.
Tuy nhiên, phía Juba cho rằng, quyết định rút quân không có nghĩa nước này từ bỏ chủ quyền đối với khu vực Heglig, đồng thời đề nghị chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ tranh chấp cần được đưa ra trọng tài quốc tế phân xử.
Trong khi đó, ngay sau tuyên bố của Nam Sudan, Bộ trưởng Quốc phòng Sudan Abdelrahim Mohammed Hussein thông báo, quân đội nước này đã giành lại quyền kiểm soát khu vực Heglig từ tay SPLA bằng vũ lực và tiến vào thành phố lúc 2 giờ 30 phút (giờ địa phương).
Trong tuyên bố của mình, ông Hussein cũng cho biết, phía SPLA cũng thiệt hại về người và trang thiết bị quân sự.
Xung đột giữa hai nước bắt đầu leo thang từ đầu tháng này và đỉnh điểm là việc Nam Sudan chiếm giữ Heglig, khu vực dầu mỏ chiến lược của Sudan và có vai trò quan trọng nền kinh tế nước này.
Cộng đồng quốc tế đặc biệt quan ngại tình hình giữa hai nước Sudan, đồng thời liên tục kêu gọi Juba rút lực lượng khỏi khu vực chiếm đóng.
Trong khi đó, Nam Sudan tuyên bố sẽ chỉ rút quân khi Khartoum rút quân khỏi khu vực biên giới tranh chấp Abyei.
Trước đó, vào ngày 19/4, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi hai nước kiềm chế tối đa, chấm dứt các hành động gây hấn và quay trở lại bàn đàm phán để giải quyết các mâu thuẫn.
Ông nêu rõ việc đánh chiếm mỏ dầu Heglig là hành động "vi phạm pháp luật" và "xâm phạm chủ quyền của Cộng hòa Sudan," hối thúc Nam Sudan rút quân ngay khỏi khu vực Heglig. Ông cũng yêu cầu Chính phủ Sudan ngừng nã pháo và ném bom lãnh thổ Nam Sudan, đồng thời rút quân khỏi các vùng lãnh thổ tranh chấp, trong đó có thị trấn Abyei.
Trong một diến biến khác cùng ngày 20/4, theo nguồn tin quan chức chính phủ Trung Phi, 11 binh sỹ thuộc lực lượng tuần tra biên giới chung đã thiệt mạng khi các tay súng phiến quân tấn công bằng súng và rốckét vào khu vực biên giới với Sudan.
Cũng theo nguồn tin trên, các tay súng được trang bị vũ khí hạng nặng đã tấn công vào căn cứ quân sự của lực lượng an ninh ba nước Trung Phi, Sudan và Cộng hòa Chad nằm trong lãnh thổ Sudan. Ngoài số binh sỹ thiệt mạng, chín người khác cũng bị thương trong vụ tấn công này./.
Lệnh rút quân được đưa ra hai ngày sau khi Tổng thống Sudan Omar al-Bashir tuyên bố chiến tranh với Juba.
Tuyên bố của Tổng thống Nam Sudan nêu rõ: "Quân đội Giải phóng nhân dân Nam Sudan (SPLA) đã được lệnh rút lực lượng khỏi Heglig."
[Kêu gọi đàm phán về căng thẳng Sudan-Nam Sudan]
Tuyên bố cũng cho biết, việc rút quân sẽ được tiến hành ngay lập tức và sẽ hoàn tất trong vòng ba ngày.
Tuy nhiên, phía Juba cho rằng, quyết định rút quân không có nghĩa nước này từ bỏ chủ quyền đối với khu vực Heglig, đồng thời đề nghị chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ tranh chấp cần được đưa ra trọng tài quốc tế phân xử.
Trong khi đó, ngay sau tuyên bố của Nam Sudan, Bộ trưởng Quốc phòng Sudan Abdelrahim Mohammed Hussein thông báo, quân đội nước này đã giành lại quyền kiểm soát khu vực Heglig từ tay SPLA bằng vũ lực và tiến vào thành phố lúc 2 giờ 30 phút (giờ địa phương).
Trong tuyên bố của mình, ông Hussein cũng cho biết, phía SPLA cũng thiệt hại về người và trang thiết bị quân sự.
Xung đột giữa hai nước bắt đầu leo thang từ đầu tháng này và đỉnh điểm là việc Nam Sudan chiếm giữ Heglig, khu vực dầu mỏ chiến lược của Sudan và có vai trò quan trọng nền kinh tế nước này.
Cộng đồng quốc tế đặc biệt quan ngại tình hình giữa hai nước Sudan, đồng thời liên tục kêu gọi Juba rút lực lượng khỏi khu vực chiếm đóng.
Trong khi đó, Nam Sudan tuyên bố sẽ chỉ rút quân khi Khartoum rút quân khỏi khu vực biên giới tranh chấp Abyei.
Trước đó, vào ngày 19/4, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi hai nước kiềm chế tối đa, chấm dứt các hành động gây hấn và quay trở lại bàn đàm phán để giải quyết các mâu thuẫn.
Ông nêu rõ việc đánh chiếm mỏ dầu Heglig là hành động "vi phạm pháp luật" và "xâm phạm chủ quyền của Cộng hòa Sudan," hối thúc Nam Sudan rút quân ngay khỏi khu vực Heglig. Ông cũng yêu cầu Chính phủ Sudan ngừng nã pháo và ném bom lãnh thổ Nam Sudan, đồng thời rút quân khỏi các vùng lãnh thổ tranh chấp, trong đó có thị trấn Abyei.
Trong một diến biến khác cùng ngày 20/4, theo nguồn tin quan chức chính phủ Trung Phi, 11 binh sỹ thuộc lực lượng tuần tra biên giới chung đã thiệt mạng khi các tay súng phiến quân tấn công bằng súng và rốckét vào khu vực biên giới với Sudan.
Cũng theo nguồn tin trên, các tay súng được trang bị vũ khí hạng nặng đã tấn công vào căn cứ quân sự của lực lượng an ninh ba nước Trung Phi, Sudan và Cộng hòa Chad nằm trong lãnh thổ Sudan. Ngoài số binh sỹ thiệt mạng, chín người khác cũng bị thương trong vụ tấn công này./.
(TTXVN)