Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 30/3 đã ký thông qua lần cuối đạo luật cải cách y tế sửa đổi, đã được hai viện Quốc hội phê chuẩn trước đó.
Phát biểu tại lễ ký ban hành luật tại Washington, Tổng thống Obama tuyên bố sự kiện này đã chứng tỏ khả năng chính quyền vượt qua các khó khăn chính trị và đương đầu với các thách thức của thời đại.
Việc ký thông qua lần cuối đạo luật cải cách y tế đã đặt dấu chấm hết cho các cuộc tranh cãi kéo dài hơn một năm qua liên quan tới vấn đề mở rộng phạm vi bảo hiểm y tế cho thêm 32 triệu người dân Mỹ không có bảo hiểm, với chi phí ước tính là 938 tỷ USD trong khoảng 10 năm.
Đạo luật cải cách y tế mới sửa đổi, có một số điều khoản thay đổi so với đạo luật cải cách bảo hiểm y tế toàn diện, được Tổng thống Obama ký ngày 23/3.
Luật sửa đổi cho phép các chương trình phúc lợi của liên bang cấp thêm tiền cho người nghèo và người lớn tuổi để họ có thể mua được bảo hiểm y tế, giảm tài trợ của chính phủ cho các khoản vay dành cho sinh viên theo học tại các cơ sở đào tạo tư nhân, mở rộng các khoản cho vay trực tiếp của chính phủ cho sinh viên, tăng học bổng cho sinh viên nghèo theo chương trình "Pell Grants" và tái đầu tư cho các trường cao đẳng cộng đồng.
Báo chí Mỹ cho rằng đây là sự kiện chưa từng có trong tiền lệ lịch sử cận đại nước Mỹ vì đạo luật này được thông qua mà không có phiếu thuận nào của các nghị sĩ đảng Cộng hòa thuộc cả hai viện.
Ngoài ra, nó còn được cho là sẽ làm trầm trọng hơn sự chia rẽ trong nội bộ nước Mỹ, giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa, thậm chí ngay trong nội bộ đảng Dân chủ.
Các cuộc khảo sát cho thấy dân chúng Mỹ đang có quan điểm trái ngược về luật cải cách y tế. Theo đó, gần 50% những người được hỏi phản đối luật mới, trong khi tỷ lệ những người được thăm dò ủng hộ là 46%.
Ngoài ra, số bộ trưởng tư pháp bang thuộc đảng Cộng hòa tham gia vào chiến dịch kiện chính phủ liên bang ngày một tăng do cho rằng luật cải cách y tế vi hiến.
Các thống đốc thuộc đảng Cộng hòa và cơ quan lập pháp của hơn 30 bang đang thảo luận để thông qua luật của bang miễn trừ việc thực hiện đạo luật y tế của liên bang.
Tuy nhiên, Chính quyền của Tổng thống Obama cho rằng đạo luật cải cách y tế sẽ giúp giảm thâm hụt ngân sách và ngăn chặn việc các công ty bảo hiểm y tế từ chối bảo hiểm cho những người có tiền sử bệnh tật.
Theo Nhà Trắng, tới năm 2014, đạo luật này mới có hiệu lực đầy đủ song hệ thống chăm sóc y tế sẽ bắt đầu thay đổi ngay từ năm 2010./.
Phát biểu tại lễ ký ban hành luật tại Washington, Tổng thống Obama tuyên bố sự kiện này đã chứng tỏ khả năng chính quyền vượt qua các khó khăn chính trị và đương đầu với các thách thức của thời đại.
Việc ký thông qua lần cuối đạo luật cải cách y tế đã đặt dấu chấm hết cho các cuộc tranh cãi kéo dài hơn một năm qua liên quan tới vấn đề mở rộng phạm vi bảo hiểm y tế cho thêm 32 triệu người dân Mỹ không có bảo hiểm, với chi phí ước tính là 938 tỷ USD trong khoảng 10 năm.
Đạo luật cải cách y tế mới sửa đổi, có một số điều khoản thay đổi so với đạo luật cải cách bảo hiểm y tế toàn diện, được Tổng thống Obama ký ngày 23/3.
Luật sửa đổi cho phép các chương trình phúc lợi của liên bang cấp thêm tiền cho người nghèo và người lớn tuổi để họ có thể mua được bảo hiểm y tế, giảm tài trợ của chính phủ cho các khoản vay dành cho sinh viên theo học tại các cơ sở đào tạo tư nhân, mở rộng các khoản cho vay trực tiếp của chính phủ cho sinh viên, tăng học bổng cho sinh viên nghèo theo chương trình "Pell Grants" và tái đầu tư cho các trường cao đẳng cộng đồng.
Báo chí Mỹ cho rằng đây là sự kiện chưa từng có trong tiền lệ lịch sử cận đại nước Mỹ vì đạo luật này được thông qua mà không có phiếu thuận nào của các nghị sĩ đảng Cộng hòa thuộc cả hai viện.
Ngoài ra, nó còn được cho là sẽ làm trầm trọng hơn sự chia rẽ trong nội bộ nước Mỹ, giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa, thậm chí ngay trong nội bộ đảng Dân chủ.
Các cuộc khảo sát cho thấy dân chúng Mỹ đang có quan điểm trái ngược về luật cải cách y tế. Theo đó, gần 50% những người được hỏi phản đối luật mới, trong khi tỷ lệ những người được thăm dò ủng hộ là 46%.
Ngoài ra, số bộ trưởng tư pháp bang thuộc đảng Cộng hòa tham gia vào chiến dịch kiện chính phủ liên bang ngày một tăng do cho rằng luật cải cách y tế vi hiến.
Các thống đốc thuộc đảng Cộng hòa và cơ quan lập pháp của hơn 30 bang đang thảo luận để thông qua luật của bang miễn trừ việc thực hiện đạo luật y tế của liên bang.
Tuy nhiên, Chính quyền của Tổng thống Obama cho rằng đạo luật cải cách y tế sẽ giúp giảm thâm hụt ngân sách và ngăn chặn việc các công ty bảo hiểm y tế từ chối bảo hiểm cho những người có tiền sử bệnh tật.
Theo Nhà Trắng, tới năm 2014, đạo luật này mới có hiệu lực đầy đủ song hệ thống chăm sóc y tế sẽ bắt đầu thay đổi ngay từ năm 2010./.
(TTXVN/Vietnam+)