Ngày 13/8, 18 thống đốc và 9 phó thống đốc mới được Tổng thống lâm thời Ai CậpAtly Mansour bổ nhiệm đã tuyên thệ nhậm chức.
Đây là cuộc cải tổ các quan chức cấp tỉnh đầu tiên tại Ai Cập kể từ cuộcchính biến hôm 3/7 lật đổ chính quyền của cựu Tổng thống Mohamed Morsi.
Ngoài 18 thống đốc được bổ nhiệm mới, 6 thống đốc cũ tiếp tục tại vị, 1 thốngđốc được điều chuyển sang địa phương khác, hai vị trí vẫn còn khuyết tại cáctỉnh Red Sea và Menoufiya do các ứng cử viên từ chối nhận nhiệm vụ.
Theo nhật báo Al Ahram, 11 người trong số 18 tân thống đốc là các tướng quânđội và cảnh sát về hưu và từng đảm nhận nhiệm vụ tại các tỉnh biên giới.
Bangười trong số này được bổ nhiệm tới các tỉnh thành có vị trí trọng yếu bao gồmPort Said, Alexandria - địa điểm thường xuyên diễn ra các cuộc đụng độ bạo lựcgiữa những người ủng hộ và phản đối Tổng thống bị phế truất Morsi - và thành phốdu lịch Luxor.
Trước đó vào cuối tháng Sáu, chỉ một vài ngày trước khi bị phế truất sau cuộcbiểu tình rầm rộ của phe đối lập, ông Morsi đã bổ nhiệm 17 thống đốc mới trongmột động thái bị cáo buộc là nhằm củng cố quyền lực của phe Hồi giáo.
Việc bổ nhiệm những nhân vật trên đã vấp phải nhiều ý kiến chỉ trích của mộtsố lực lượng chính trị. Phong trào thanh niên "Mùng Sáu tháng Tư" - lực lượngnòng cốt trong làn sóng chính biến lật đổ chính quyền của cựu Tổng thống HosniMubarak hồi đầu năm 2011 - cho rằng trong số những người được bổ nhiệm có quánhiều người xuất thân từ quân đội hoặc là "tàn dư" của chế độ cũ. Đảng "Ai CậpMạnh mẽ" của cựu thành viên tổ chức Anh em Hồi giáo (MB) Abdel Moneim AbolFotouh cho rằng cuộc cải tổ này là một "động thái tiến tới việc quân sự nhà nướcđó theo cách thức sao chép của MB."
Ông Hossam Moenes, phát ngôn viên của đảng cánh tả "Trào lưu Nhân dân" chorằng việc bổ nhiệm các cựu tướng lĩnh quân đội và cảnh sát không phải là "điềmlành" và mô tả động thái của Tổng thống lâm thời Atly Mansour là "sự tiếp nốinhững việc làm thiếu minh bạch, bỏ qua việc tham khảo ý kiến giống với chính phủtiền nhiệm."
Ông Mahmoud Afify, thành viên "Mặt trận 30/6" được thành lập sau cuộc biểutình ngày 30/6 dẫn tới việc phế truất Tổng thống Hồi giáo Mohamed Morsi, bày tỏthất vọng về việc bổ nhiệm các thống đốc. Trong một tuyên bố, ông Afify chorằng: "Chính phủ hiện nay đang đi theo vết xe đổ của các chính phủ tiền nhiệmcủa MB và Hội đồng tối cao các lực lượng vũ trang Ai cập (SCAF)."
Trong khi đó, ông Sherif Taha, phát ngôn viên của đảng Salafist Nour - nhóm Hồi giáo lớn thứ hai tại Ai Cập và từng là đồng minhthân cận của MB - cho rằng các quyết định bổ nhiệm trên "gây bực bội và thấtvọng." Trước đó, đảng này tuyên bố từ chối bất cứ chức vụ hành pháp hay chínhtrị nào trong chính quyền lâm thời.
Phong trào Tamarod (Nổi dậy) - lực lượng đứng sau cuộc biểu tình trên - lạiđưa ra tuyên bố có phần dè dặt. Ông Mohamed Abdel-Aziz,một trong những người sáng lập phong trào này, cho biết việc Tamarod chấp thuậncác quyết định bổ nhiệm thống đốc không phải là sự thỏa hiệp, song là điều cầnthiết để tránh có thêm đối đầu trong giai đoạn hiện nay.
Cũng trong ngày 13/8, phát biểu tại cuộc gặp 18 thống đốc mới, Tổng thống lâmthời Atly Mansour khẳng định cam kết của chính phủ trong việc "tuân thủ nghiêmtúc luật pháp" và thực hiện lộ trình chuyển tiếp theo tuyên bố hiến pháp ngày8/7/2013. Lộ trình này kéo dài 6 tháng với việc sửa đổi Hiến pháp năm 2012, tổchức các cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống.
Cùng ngày, tổ chức Anh em Hồi giáo (MB) cho biết cảnh sát Ai Cập mặc thườngphục đã khai hỏa nhằm vào một trong các cuộc tuần hành ở thủ đô Cairo và cácvùng lân cận, khiến một người thiệt mạng và ít nhất 10 người khác bị thương. Vụxả súng này có thể làm nóng thêm tình trạng chia rẽ chính trị trong bối cảnh MBtiến hành các cuộc biểu tình, tuần hành đòi phục chức cho Tổng thống bị lật đổMohamed Morsi.
Trước đó, đụng độ đã nổ ra giữa những người ủng hộ và phản đối ông Morsi tạitrung tâm thủ đô Cairo cũng như ở khu vực Giza lân cận, làm một người chết và ítnhất 10 người bị thương do hai bên ném gạch đá tấn công lẫn nhau, buộc cảnh sátphải bắn đạn hơi cay để giải tán đám đông. Các cuộc xung đột tương tự đã làm hơn250 người thiệt mạng kể từ cuối tháng 6 vừa qua.
Trong một diễn biến khác, 3 quả bom đã phát nổ tại các trụ sở cảnh sát ởthành phố Al-Arish thuộc tỉnh Bắc Sinai bất ổn. Báo Al Ahram dẫn các nguồn tinan ninh cho biết những vụ nổ này đã làm vỡ cửa sổ các tòa nhà nằm gần đó songkhông gây thương vong. Kể từ khi ông Morsi bị phế truất, các lực lượng Hồi giáocực đoan tại Bán đảo Sinai đã thực hiện hàng loạt vụ tấn công nhằm vào lực lượngcảnh sát và quân đội./.
Đây là cuộc cải tổ các quan chức cấp tỉnh đầu tiên tại Ai Cập kể từ cuộcchính biến hôm 3/7 lật đổ chính quyền của cựu Tổng thống Mohamed Morsi.
Ngoài 18 thống đốc được bổ nhiệm mới, 6 thống đốc cũ tiếp tục tại vị, 1 thốngđốc được điều chuyển sang địa phương khác, hai vị trí vẫn còn khuyết tại cáctỉnh Red Sea và Menoufiya do các ứng cử viên từ chối nhận nhiệm vụ.
Theo nhật báo Al Ahram, 11 người trong số 18 tân thống đốc là các tướng quânđội và cảnh sát về hưu và từng đảm nhận nhiệm vụ tại các tỉnh biên giới.
Bangười trong số này được bổ nhiệm tới các tỉnh thành có vị trí trọng yếu bao gồmPort Said, Alexandria - địa điểm thường xuyên diễn ra các cuộc đụng độ bạo lựcgiữa những người ủng hộ và phản đối Tổng thống bị phế truất Morsi - và thành phốdu lịch Luxor.
Trước đó vào cuối tháng Sáu, chỉ một vài ngày trước khi bị phế truất sau cuộcbiểu tình rầm rộ của phe đối lập, ông Morsi đã bổ nhiệm 17 thống đốc mới trongmột động thái bị cáo buộc là nhằm củng cố quyền lực của phe Hồi giáo.
Việc bổ nhiệm những nhân vật trên đã vấp phải nhiều ý kiến chỉ trích của mộtsố lực lượng chính trị. Phong trào thanh niên "Mùng Sáu tháng Tư" - lực lượngnòng cốt trong làn sóng chính biến lật đổ chính quyền của cựu Tổng thống HosniMubarak hồi đầu năm 2011 - cho rằng trong số những người được bổ nhiệm có quánhiều người xuất thân từ quân đội hoặc là "tàn dư" của chế độ cũ. Đảng "Ai CậpMạnh mẽ" của cựu thành viên tổ chức Anh em Hồi giáo (MB) Abdel Moneim AbolFotouh cho rằng cuộc cải tổ này là một "động thái tiến tới việc quân sự nhà nướcđó theo cách thức sao chép của MB."
Ông Hossam Moenes, phát ngôn viên của đảng cánh tả "Trào lưu Nhân dân" chorằng việc bổ nhiệm các cựu tướng lĩnh quân đội và cảnh sát không phải là "điềmlành" và mô tả động thái của Tổng thống lâm thời Atly Mansour là "sự tiếp nốinhững việc làm thiếu minh bạch, bỏ qua việc tham khảo ý kiến giống với chính phủtiền nhiệm."
Ông Mahmoud Afify, thành viên "Mặt trận 30/6" được thành lập sau cuộc biểutình ngày 30/6 dẫn tới việc phế truất Tổng thống Hồi giáo Mohamed Morsi, bày tỏthất vọng về việc bổ nhiệm các thống đốc. Trong một tuyên bố, ông Afify chorằng: "Chính phủ hiện nay đang đi theo vết xe đổ của các chính phủ tiền nhiệmcủa MB và Hội đồng tối cao các lực lượng vũ trang Ai cập (SCAF)."
Trong khi đó, ông Sherif Taha, phát ngôn viên của đảng Salafist Nour - nhóm Hồi giáo lớn thứ hai tại Ai Cập và từng là đồng minhthân cận của MB - cho rằng các quyết định bổ nhiệm trên "gây bực bội và thấtvọng." Trước đó, đảng này tuyên bố từ chối bất cứ chức vụ hành pháp hay chínhtrị nào trong chính quyền lâm thời.
Phong trào Tamarod (Nổi dậy) - lực lượng đứng sau cuộc biểu tình trên - lạiđưa ra tuyên bố có phần dè dặt. Ông Mohamed Abdel-Aziz,một trong những người sáng lập phong trào này, cho biết việc Tamarod chấp thuậncác quyết định bổ nhiệm thống đốc không phải là sự thỏa hiệp, song là điều cầnthiết để tránh có thêm đối đầu trong giai đoạn hiện nay.
Cũng trong ngày 13/8, phát biểu tại cuộc gặp 18 thống đốc mới, Tổng thống lâmthời Atly Mansour khẳng định cam kết của chính phủ trong việc "tuân thủ nghiêmtúc luật pháp" và thực hiện lộ trình chuyển tiếp theo tuyên bố hiến pháp ngày8/7/2013. Lộ trình này kéo dài 6 tháng với việc sửa đổi Hiến pháp năm 2012, tổchức các cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống.
Cùng ngày, tổ chức Anh em Hồi giáo (MB) cho biết cảnh sát Ai Cập mặc thườngphục đã khai hỏa nhằm vào một trong các cuộc tuần hành ở thủ đô Cairo và cácvùng lân cận, khiến một người thiệt mạng và ít nhất 10 người khác bị thương. Vụxả súng này có thể làm nóng thêm tình trạng chia rẽ chính trị trong bối cảnh MBtiến hành các cuộc biểu tình, tuần hành đòi phục chức cho Tổng thống bị lật đổMohamed Morsi.
Trước đó, đụng độ đã nổ ra giữa những người ủng hộ và phản đối ông Morsi tạitrung tâm thủ đô Cairo cũng như ở khu vực Giza lân cận, làm một người chết và ítnhất 10 người bị thương do hai bên ném gạch đá tấn công lẫn nhau, buộc cảnh sátphải bắn đạn hơi cay để giải tán đám đông. Các cuộc xung đột tương tự đã làm hơn250 người thiệt mạng kể từ cuối tháng 6 vừa qua.
Trong một diễn biến khác, 3 quả bom đã phát nổ tại các trụ sở cảnh sát ởthành phố Al-Arish thuộc tỉnh Bắc Sinai bất ổn. Báo Al Ahram dẫn các nguồn tinan ninh cho biết những vụ nổ này đã làm vỡ cửa sổ các tòa nhà nằm gần đó songkhông gây thương vong. Kể từ khi ông Morsi bị phế truất, các lực lượng Hồi giáocực đoan tại Bán đảo Sinai đã thực hiện hàng loạt vụ tấn công nhằm vào lực lượngcảnh sát và quân đội./.
(Vietnam+)