Ngày 12/4, Tổng thống Kyrgyzstan Kurmanbek Bakiyev đã xuất hiện trước công chúng chỉ trích những người chống lại ông và tuyên bố không từ chức.
Đây là lần đầu tiên ông Bakiyev xuất hiện công khai, kể từ khi ông buộc phải rời thủ đô Biskek trong tuần trước vì sức ép biểu tình.
Phát biểu trước hàng nghìn người ủng hộ tại làng Teyit quê hương ông thuộc tỉnh Dzhalal-Abad ở miền Nam Kyrgyzstan, ông Bakiyev khẳng định ông vẫn là tổng thống hợp pháp của Kyrgyzstan.
Ông nhấn mạnh làn sóng biểu tình hiện nay không phải là một cuộc cách mạng mà chỉ là một hành động tiếm quyền. Vì vậy, không ai có quyền buộc ông phải rời bỏ chức vụ đang nắm giữ. Ông Bakiyev một lần nữa kêu gọi Liên hợp quốc cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến giúp ngăn chặn các hành động đổ máu tiếp theo ở Kyrgyzstan.
Ông Dzhanybek Bakiyev, người đứng đầu Cơ quan bảo vệ quốc gia đồng thời là em trai Tổng thống Bakiyev, cũng có mặt tại Teyit. Ông này tuyên bố có nghĩa vụ bảo vệ Tổng thống Bakiyev, nhưng không có ý định gây nội chiến tại Kyrgyzstan.
Theo phóng viên TTXVN tại Mátxcơva và nguồn tin nước ngoài, tối 11/4, Chính phủ lâm thời Kyrgyzstan đã lên tiếng bác bỏ có "lực lượng thứ ba" liên quan những biến động ở nước này.
Thông báo của Chính phủ lâm thời Kyrgyzstan khẳng định các sự kiện đang diễn ra tại Kyrgyzstan là do dân chúng bất bình với hoạt động của chính phủ dưới quyền Tổng thống Bakiyev.
Theo Phó Thủ tướng lâm thời Kyrgyzstan phụ trách các vấn đề tài chính Temir Sariev, ngân khố quốc gia của nước này hiện chỉ còn khoảng 50 triệu USD, trong khi Kyrgyzstan phải trả 67 triệu USD nợ nước ngoài trong năm nay.
Để đối phó thực trạng ngân sách eo hẹp, Chính phủ lâm thời đang chuẩn bị chuyển Quỹ Phát triển, Đầu tư và Sáng chế do con trai Tổng thống Bakiyev là ông Maksim Bakiyev điều hành, sang sở hữu Nhà nước. Quỹ này có số vốn gần 280 triệu USD, nhưng mới sử dụng 100 triệu USD chi cho dự án xây dựng Nhà máy thủy điện "Cambarata-2."
Trong một diễn biến khác, ngày 12/4, Chính phủ lâm thời Kyrgyzstan đã ra quyết định thay thế đại sứ tại một loạt nước, trong đó có Nga, Mỹ và Đức.
Riêng Đại sứ Marat Bakiyev tại Đức kiêm nhiệm Na Uy bị cách chức. Chính phủ lâm thời Kyrgyzstan thông qua quyết định này mà không có bất kỳ lời giải thích nào./.
Đây là lần đầu tiên ông Bakiyev xuất hiện công khai, kể từ khi ông buộc phải rời thủ đô Biskek trong tuần trước vì sức ép biểu tình.
Phát biểu trước hàng nghìn người ủng hộ tại làng Teyit quê hương ông thuộc tỉnh Dzhalal-Abad ở miền Nam Kyrgyzstan, ông Bakiyev khẳng định ông vẫn là tổng thống hợp pháp của Kyrgyzstan.
Ông nhấn mạnh làn sóng biểu tình hiện nay không phải là một cuộc cách mạng mà chỉ là một hành động tiếm quyền. Vì vậy, không ai có quyền buộc ông phải rời bỏ chức vụ đang nắm giữ. Ông Bakiyev một lần nữa kêu gọi Liên hợp quốc cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến giúp ngăn chặn các hành động đổ máu tiếp theo ở Kyrgyzstan.
Ông Dzhanybek Bakiyev, người đứng đầu Cơ quan bảo vệ quốc gia đồng thời là em trai Tổng thống Bakiyev, cũng có mặt tại Teyit. Ông này tuyên bố có nghĩa vụ bảo vệ Tổng thống Bakiyev, nhưng không có ý định gây nội chiến tại Kyrgyzstan.
Theo phóng viên TTXVN tại Mátxcơva và nguồn tin nước ngoài, tối 11/4, Chính phủ lâm thời Kyrgyzstan đã lên tiếng bác bỏ có "lực lượng thứ ba" liên quan những biến động ở nước này.
Thông báo của Chính phủ lâm thời Kyrgyzstan khẳng định các sự kiện đang diễn ra tại Kyrgyzstan là do dân chúng bất bình với hoạt động của chính phủ dưới quyền Tổng thống Bakiyev.
Theo Phó Thủ tướng lâm thời Kyrgyzstan phụ trách các vấn đề tài chính Temir Sariev, ngân khố quốc gia của nước này hiện chỉ còn khoảng 50 triệu USD, trong khi Kyrgyzstan phải trả 67 triệu USD nợ nước ngoài trong năm nay.
Để đối phó thực trạng ngân sách eo hẹp, Chính phủ lâm thời đang chuẩn bị chuyển Quỹ Phát triển, Đầu tư và Sáng chế do con trai Tổng thống Bakiyev là ông Maksim Bakiyev điều hành, sang sở hữu Nhà nước. Quỹ này có số vốn gần 280 triệu USD, nhưng mới sử dụng 100 triệu USD chi cho dự án xây dựng Nhà máy thủy điện "Cambarata-2."
Trong một diễn biến khác, ngày 12/4, Chính phủ lâm thời Kyrgyzstan đã ra quyết định thay thế đại sứ tại một loạt nước, trong đó có Nga, Mỹ và Đức.
Riêng Đại sứ Marat Bakiyev tại Đức kiêm nhiệm Na Uy bị cách chức. Chính phủ lâm thời Kyrgyzstan thông qua quyết định này mà không có bất kỳ lời giải thích nào./.
(TTXVN/Vietnam+)