Tổng thống Italy Giorgio Napolitano thông báo sẽ bắt đầu tham vấn các chính đảng lớn từ hôm nay (23/4) để thành lập chính phủ đại liên minh nhằm chấm dứt bế tắc chính trị kéo dài gần hai tháng qua do không thành lập được chính phủ mới sau tổng tuyển cử.
Trong bài diễn văn nhậm chức trước Quốc hội, ông Napolitano cho biết sẽ chỉ định một thủ tướng đứng ra thành lập chính phủ mới với sự ủng hộ của các chính đảng lớn.
Tổng thống Napolitano còn tuyên bố sẽ từ chức nếu các chính đảng không hợp tác với ông vì lợi ích quốc gia, đồng thời kêu gọi các chính đảng tôn trọng cam kết của Italy với các nước khác trong Liên minh minh châu Âu, vốn đang lo ngại bế tắc chính trị ở Italy có thể gây rắc rối cho đồng tiền chung châu Âu.
Ông Napolitano cho rằng việc không đảng nào giành đủ số ghế để tự đứng ra thành lập chính phủ mới sau cuộc tổng tuyển cử tháng Hai vừa qua cho thấy các chính đảng cần hiểu nhau để cho ra đời một chính phủ mới.
[Italy: Tổng thống Napolitano tuyên thệ nhậm chức]
Sau diễn văn nhậm chức, ông Napolitano cho biết sẽ trao đổi với các nhà lãnh đạo trong Quốc hội Italy về thành lập chính phủ mới, song khẳng định các nhà lãnh đạo này sẽ không can dự vào các cuộc tham vấn thành lập chính phủ. Ông cũng tuyên bố sẽ không dung tha cho bất kỳ người nào tiếp tục từ chối làm những việc cần thiết để kéo Italy ra khỏi khủng hoảng.
Theo các nhà quan sát, cựu Thủ tướng Giuliana Amato, 75 tuổi, là nhân vật có thể được Tổng thống Napolitano chỉ định đứng ra thành lập chính phủ hỗn hợp, bao gồm các nhà kỹ và các chính khách từ tất cả các chính đảng chính, trừ đảng "Phong trào 5 sao."
Tuy nhiên, chính phủ tương lai có thể khó duy trì sự ổn định do những chia rẽ trong nội bộ Đảng Dân chủ (DP) theo đường lối trung tả, hiện chiếm đa số ghế trong Hạ viện nhưng không kiểm soát được Thượng viện.
Sự chia rẽ này mang lại lợi thế cho liên minh cánh hữu của cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi, song có thể khiến các nghị sĩ thuộc DP không ủng hộ chính phủ mới. Đảng Nhân dân Tự do (PDL) của ông Berlusconi tuyên bố chỉ chấp nhận một chính phủ liên hiệp chia sẻ quyền lực giữa đảng này với PD.
Trong khi đó, đảng "Phong trào 5 sao" lớn thứ ba trong Quốc hội đã phản đối việc bầu lại ông Napolitano làm tổng thống và sẽ phản đối một chính phủ mới không bao gồm các đại diện của đảng này./.
Trong bài diễn văn nhậm chức trước Quốc hội, ông Napolitano cho biết sẽ chỉ định một thủ tướng đứng ra thành lập chính phủ mới với sự ủng hộ của các chính đảng lớn.
Tổng thống Napolitano còn tuyên bố sẽ từ chức nếu các chính đảng không hợp tác với ông vì lợi ích quốc gia, đồng thời kêu gọi các chính đảng tôn trọng cam kết của Italy với các nước khác trong Liên minh minh châu Âu, vốn đang lo ngại bế tắc chính trị ở Italy có thể gây rắc rối cho đồng tiền chung châu Âu.
Ông Napolitano cho rằng việc không đảng nào giành đủ số ghế để tự đứng ra thành lập chính phủ mới sau cuộc tổng tuyển cử tháng Hai vừa qua cho thấy các chính đảng cần hiểu nhau để cho ra đời một chính phủ mới.
[Italy: Tổng thống Napolitano tuyên thệ nhậm chức]
Sau diễn văn nhậm chức, ông Napolitano cho biết sẽ trao đổi với các nhà lãnh đạo trong Quốc hội Italy về thành lập chính phủ mới, song khẳng định các nhà lãnh đạo này sẽ không can dự vào các cuộc tham vấn thành lập chính phủ. Ông cũng tuyên bố sẽ không dung tha cho bất kỳ người nào tiếp tục từ chối làm những việc cần thiết để kéo Italy ra khỏi khủng hoảng.
Theo các nhà quan sát, cựu Thủ tướng Giuliana Amato, 75 tuổi, là nhân vật có thể được Tổng thống Napolitano chỉ định đứng ra thành lập chính phủ hỗn hợp, bao gồm các nhà kỹ và các chính khách từ tất cả các chính đảng chính, trừ đảng "Phong trào 5 sao."
Tuy nhiên, chính phủ tương lai có thể khó duy trì sự ổn định do những chia rẽ trong nội bộ Đảng Dân chủ (DP) theo đường lối trung tả, hiện chiếm đa số ghế trong Hạ viện nhưng không kiểm soát được Thượng viện.
Sự chia rẽ này mang lại lợi thế cho liên minh cánh hữu của cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi, song có thể khiến các nghị sĩ thuộc DP không ủng hộ chính phủ mới. Đảng Nhân dân Tự do (PDL) của ông Berlusconi tuyên bố chỉ chấp nhận một chính phủ liên hiệp chia sẻ quyền lực giữa đảng này với PD.
Trong khi đó, đảng "Phong trào 5 sao" lớn thứ ba trong Quốc hội đã phản đối việc bầu lại ông Napolitano làm tổng thống và sẽ phản đối một chính phủ mới không bao gồm các đại diện của đảng này./.
(TTXVN)