Tổng thống nước chủ nhà Susilo Bambang Yudhoyono đã kêu gọi các nước xem xét dỡ bỏ các hàng rào thương mại để thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao mức sống.
Lời kêu gọi được đưa ra tại Diễn đàn Phát triển Xuất khẩu Thế giới (WEDF) khai mạc ngày 15/10 ở thủ đô Jakarta của Indonesia.
Tổng thống Yudhoyono nhấn mạnh muốn đạt được thương mại toàn cầu mạnh mẽ, các nước cần phải dỡ bỏ các biện pháp phi thuế quan và nới lỏng các hạn chế trong lĩnh vực dịch vụ.
Theo ông Yudhoyono, với các nước có dân số ngày càng tăng, thương mại là một thành phần quan trọng của chiến lược an ninh lương thực, giúp ổn định thực phẩm sẵn có trong nước, đặc biệt là khi phải đối mặt với các biến động mạnh về nguồn cung do biến đổi khí hậu gây ra. Vì vậy, kết nối một cách không bị cản trở các chuỗi cung cấp có ý nghĩa rất quan trọng cho sự lưu thông hàng hóa và dịch vụ để hỗ trợ các sáng kiến an ninh lương thực.
Mặc dù Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã đề cập đến vấn đề này, song vẫn còn những khía cạnh chưa được giải quyết toàn bộ, nên ông hy vọng các biện pháp phi thuế quan sẽ được thảo luận tại Hội nghị cấp bộ trưởng các nước thành viên WTO vào tháng 12 năm tới ở Bali, Indonesia.
Trong khi đó, tại Diễn đàn, Giám đốc điều hành Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), một cơ quan chung của WTO và Liên hiệp quốc, bà Patricia Francis cho rằng bất chấp những tác động tiêu cực do suy thoái tại các nền kinh tế phát triển, các nền kinh tế mới nổi vẫn trụ vững và duy trì được đà tăng trưởng.
Chính vì vậy, sự quan tâm của khu vực tư nhân trên toàn cầu đối với các thị trường đang phát triển ở châu Á, trong đó có Indonesia, châu Phi và Mỹ Latinh đang ngày một gia tăng.
Bà cũng cho rằng những khó khăn thực tế trong thương mại quốc tế không chỉ là thuế quan, mà còn bởi các rào cản từ những biện pháp phi thuế quan nhằm ngăn chặn thương mại hàng hóa hay bảo vệ các ngành sản xuất trong nước.
Theo WEDF, các thị trường mới nổi sẽ chiếm trên 80% tổng mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay, một phần là nhờ thương mại giữa các thị trường này; tăng trưởng trong thương mại giữa các thị trường mới nổi sẽ chiếm 1/5 tổng thương mại của thế giới và dự kiến sẽ vượt mức tăng trưởng thương mại giữa các nền kinh tế phát triển và đang nổi vào năm 2030./.
Lời kêu gọi được đưa ra tại Diễn đàn Phát triển Xuất khẩu Thế giới (WEDF) khai mạc ngày 15/10 ở thủ đô Jakarta của Indonesia.
Tổng thống Yudhoyono nhấn mạnh muốn đạt được thương mại toàn cầu mạnh mẽ, các nước cần phải dỡ bỏ các biện pháp phi thuế quan và nới lỏng các hạn chế trong lĩnh vực dịch vụ.
Theo ông Yudhoyono, với các nước có dân số ngày càng tăng, thương mại là một thành phần quan trọng của chiến lược an ninh lương thực, giúp ổn định thực phẩm sẵn có trong nước, đặc biệt là khi phải đối mặt với các biến động mạnh về nguồn cung do biến đổi khí hậu gây ra. Vì vậy, kết nối một cách không bị cản trở các chuỗi cung cấp có ý nghĩa rất quan trọng cho sự lưu thông hàng hóa và dịch vụ để hỗ trợ các sáng kiến an ninh lương thực.
Mặc dù Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã đề cập đến vấn đề này, song vẫn còn những khía cạnh chưa được giải quyết toàn bộ, nên ông hy vọng các biện pháp phi thuế quan sẽ được thảo luận tại Hội nghị cấp bộ trưởng các nước thành viên WTO vào tháng 12 năm tới ở Bali, Indonesia.
Trong khi đó, tại Diễn đàn, Giám đốc điều hành Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), một cơ quan chung của WTO và Liên hiệp quốc, bà Patricia Francis cho rằng bất chấp những tác động tiêu cực do suy thoái tại các nền kinh tế phát triển, các nền kinh tế mới nổi vẫn trụ vững và duy trì được đà tăng trưởng.
Chính vì vậy, sự quan tâm của khu vực tư nhân trên toàn cầu đối với các thị trường đang phát triển ở châu Á, trong đó có Indonesia, châu Phi và Mỹ Latinh đang ngày một gia tăng.
Bà cũng cho rằng những khó khăn thực tế trong thương mại quốc tế không chỉ là thuế quan, mà còn bởi các rào cản từ những biện pháp phi thuế quan nhằm ngăn chặn thương mại hàng hóa hay bảo vệ các ngành sản xuất trong nước.
Theo WEDF, các thị trường mới nổi sẽ chiếm trên 80% tổng mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay, một phần là nhờ thương mại giữa các thị trường này; tăng trưởng trong thương mại giữa các thị trường mới nổi sẽ chiếm 1/5 tổng thương mại của thế giới và dự kiến sẽ vượt mức tăng trưởng thương mại giữa các nền kinh tế phát triển và đang nổi vào năm 2030./.
(TTXVN)