Đại sứ Mexico tại Haiti Robert Manuel khẳng định Tổng thống Haiti Rene Preval và Phu nhân vẫn còn sống sau khi Dinh tổng thổng Haiti bị san phẳng trong trận động đất mạnh 7,3 độ richter xảy ra vào chiều 12/1.
Tuy nhiên, các tổ chức cứu trợ quốc tế lo ngại có thể hàng nghìn người đã thiệt mạng trong trận động đất được coi là lớn nhất trong vòng hơn 200 năm qua tại quốc gia ở vùng Caribe này.
Bộ trưởng Hợp tác Pháp Alain Joyandet ước tính khoảng 200 người đã mất tích sau khi khách sạn Montana ở thủ đô Port-au-prince, chuyên dành để đón tiếp du khách nước ngoài - đặc biệt là người Pháp làm việc ở nước này, bị sụp đổ trong trận động đất.
Theo Bộ trưởng Joyandet, khoảng 300 người đã ở trong khách sạn Montana vào thời điểm xảy ra động đất. Đại sứ quán Pháp ở thủ đô Port-au-prince cũng bị hư hỏng nghiêm trọng.
Hiện có khoảng 1.400 người Pháp đang sinh sống và làm việc tại Haiti. Đại sứ quán Pháp đã quyết định dựng lều tạm để công dân nước này sơ tán. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cũng khẳng định ít nhất 7 công dân nước này đang bị mất tích tại Haiti.
Trận động đất đã làm sập một bệnh viện lớn, phá hủy trụ sở văn phòng Liên hợp quốc khiến nhiều nhân viên bị mất tích, đồng thời san bằng dinh tổng thống cùng nhiều tòa nhà chính quyền ở thủ đô Port-au-prince, nơi có 2 triệu dân sinh sống. Hoạt động liên lạc đã bị mất trên diện rộng, trong khi tình trạng mất điện ở nhiều nơi khiến việc thống kê số thương vong sau thảm họa chưa thể thực hiện được. Bà Sara Fajardo, người phát ngôn một tổ chức cứu trợ quốc tế ở Haiti, dự báo số người thiệt mạng do động đất có thể lên tới hàng nghìn người.
Ngay sau khi xảy ra động đất, Mỹ, Pháp, Canada, các nước Mỹ Latinh và nhiều nước khác đã tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ Port-au-prince khắc phục thảm họa. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã lên tiếng bày tỏ lo ngại sâu sắc trước tình hình ở Haiti cũng như số phận nhiều nhân viên Liên hợp quốc đang làm việc tại quốc đảo này./.
Tuy nhiên, các tổ chức cứu trợ quốc tế lo ngại có thể hàng nghìn người đã thiệt mạng trong trận động đất được coi là lớn nhất trong vòng hơn 200 năm qua tại quốc gia ở vùng Caribe này.
Bộ trưởng Hợp tác Pháp Alain Joyandet ước tính khoảng 200 người đã mất tích sau khi khách sạn Montana ở thủ đô Port-au-prince, chuyên dành để đón tiếp du khách nước ngoài - đặc biệt là người Pháp làm việc ở nước này, bị sụp đổ trong trận động đất.
Theo Bộ trưởng Joyandet, khoảng 300 người đã ở trong khách sạn Montana vào thời điểm xảy ra động đất. Đại sứ quán Pháp ở thủ đô Port-au-prince cũng bị hư hỏng nghiêm trọng.
Hiện có khoảng 1.400 người Pháp đang sinh sống và làm việc tại Haiti. Đại sứ quán Pháp đã quyết định dựng lều tạm để công dân nước này sơ tán. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cũng khẳng định ít nhất 7 công dân nước này đang bị mất tích tại Haiti.
Trận động đất đã làm sập một bệnh viện lớn, phá hủy trụ sở văn phòng Liên hợp quốc khiến nhiều nhân viên bị mất tích, đồng thời san bằng dinh tổng thống cùng nhiều tòa nhà chính quyền ở thủ đô Port-au-prince, nơi có 2 triệu dân sinh sống. Hoạt động liên lạc đã bị mất trên diện rộng, trong khi tình trạng mất điện ở nhiều nơi khiến việc thống kê số thương vong sau thảm họa chưa thể thực hiện được. Bà Sara Fajardo, người phát ngôn một tổ chức cứu trợ quốc tế ở Haiti, dự báo số người thiệt mạng do động đất có thể lên tới hàng nghìn người.
Ngay sau khi xảy ra động đất, Mỹ, Pháp, Canada, các nước Mỹ Latinh và nhiều nước khác đã tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ Port-au-prince khắc phục thảm họa. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã lên tiếng bày tỏ lo ngại sâu sắc trước tình hình ở Haiti cũng như số phận nhiều nhân viên Liên hợp quốc đang làm việc tại quốc đảo này./.
(TTXVN/Vietnam+)