Ngày 21/5, Tổng thống lâm thời của Mali, ông Dioncounda Traore đã phải nhập viện sau khi bị những người biểu tình xông vào văn phòng và đánh đập ông để biểu thị sự bất bình trước việc ông được bổ nhiệm tiếp tục lãnh đạo đất nước trong giai đoạn chuyển tiếp sau đảo chính.
Phủ Tổng thống và lực lượng cảnh sát đã xác nhận thông tin trên. Các nhân chứng cũng cho biết tất cả các cơ sở chính quyền tại Koulouba đều đã bị người biểu tình bao vây.
Vụ việc trên xảy ra một ngày sau khi Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) làm trung gian cho một thỏa thuận với nhóm đảo chính ở Mali, theo đó ông Traore sẽ lãnh đạo Mali trong thời kỳ chuyển tiếp kéo dài 12 tháng cho đến khi tổ chức tổng tuyển cử.
Cũng theo thỏa thuận này, thủ lĩnh nhóm đảo chính Amadou Haya Sanogo được hưởng quy chế của một cựu nguyên thủ với các lợi ích thường đi kèm, như nhà ở, đi lại, an ninh và trợ cấp.
Ngày 21/5, ngay sau khi Ủy ban quốc gia vì sự chấn hưng dân chủ và khôi phục Nhà nước (CNRDRE) của nhóm đảo chính thông báo thỏa thuận trên, hàng nghìn người ủng hộ nhóm này đã xuống đường để phản đối, lên án sự can dự của ECOWAS và cáo buộc ông Sanogo "phản bội" vì đã chấp nhận thỏa thuận.
Phản ứng trước việc ông Traore bị tấn công, đại diện phái đoàn Liên hợp quốc, hiện đang ở Côte d'Ivoire để thảo luận với Ngoại trưởng các nước ECOWAS về tình hình Mali, cảnh báo vụ việc trên đã đặt quá trình chuyển tiếp chính quyền ở Mali vào "trạng thái nguy hiểm."
Đại sứ Pháp tại Liên hợp quốc Gerard Araud tham gia phái đoàn trên nói: "Với các diễn biến vừa qua (tại Mali) thì dường như các nỗ lực ngoại giao cho tới nay là chưa đủ, cần phải xem xét thêm các lựa chọn khác."
Ngoại trưởng Côte d'Ivoire, nước hiện đang giữ chức Chủ tịch luân phiên của ECOWAS, cam kết không để tái diễn tình trạng tương tự và ECOWAS sẽ sớm đưa ra các biện pháp ứng phó. Trong khi đó, các nguồn tin ngoại giao phương Tây tiết lộ ECOWAS đã tính đến khả năng triển khai lực lượng quân đội của tổ chức này đến Mali để đảm bảo an ninh cho quá trình chuyển tiếp./.
Phủ Tổng thống và lực lượng cảnh sát đã xác nhận thông tin trên. Các nhân chứng cũng cho biết tất cả các cơ sở chính quyền tại Koulouba đều đã bị người biểu tình bao vây.
Vụ việc trên xảy ra một ngày sau khi Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) làm trung gian cho một thỏa thuận với nhóm đảo chính ở Mali, theo đó ông Traore sẽ lãnh đạo Mali trong thời kỳ chuyển tiếp kéo dài 12 tháng cho đến khi tổ chức tổng tuyển cử.
Cũng theo thỏa thuận này, thủ lĩnh nhóm đảo chính Amadou Haya Sanogo được hưởng quy chế của một cựu nguyên thủ với các lợi ích thường đi kèm, như nhà ở, đi lại, an ninh và trợ cấp.
Ngày 21/5, ngay sau khi Ủy ban quốc gia vì sự chấn hưng dân chủ và khôi phục Nhà nước (CNRDRE) của nhóm đảo chính thông báo thỏa thuận trên, hàng nghìn người ủng hộ nhóm này đã xuống đường để phản đối, lên án sự can dự của ECOWAS và cáo buộc ông Sanogo "phản bội" vì đã chấp nhận thỏa thuận.
Phản ứng trước việc ông Traore bị tấn công, đại diện phái đoàn Liên hợp quốc, hiện đang ở Côte d'Ivoire để thảo luận với Ngoại trưởng các nước ECOWAS về tình hình Mali, cảnh báo vụ việc trên đã đặt quá trình chuyển tiếp chính quyền ở Mali vào "trạng thái nguy hiểm."
Đại sứ Pháp tại Liên hợp quốc Gerard Araud tham gia phái đoàn trên nói: "Với các diễn biến vừa qua (tại Mali) thì dường như các nỗ lực ngoại giao cho tới nay là chưa đủ, cần phải xem xét thêm các lựa chọn khác."
Ngoại trưởng Côte d'Ivoire, nước hiện đang giữ chức Chủ tịch luân phiên của ECOWAS, cam kết không để tái diễn tình trạng tương tự và ECOWAS sẽ sớm đưa ra các biện pháp ứng phó. Trong khi đó, các nguồn tin ngoại giao phương Tây tiết lộ ECOWAS đã tính đến khả năng triển khai lực lượng quân đội của tổ chức này đến Mali để đảm bảo an ninh cho quá trình chuyển tiếp./.
(TTXVN)