Đã 45 năm trôi qua, nhưng ký ức về cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 ở Huế không thể phai mờ trong ký ức của Thiếu tướng Nguyễn Văn Thu, nguyên Tham mưu phó Quân khu Trị Thiên, Chỉ huy trưởng cánh Bắc đánh vào Huế trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy năm ấy.
Đã gần 80 tuổi, ông vẫn minh mẫn và đặc biệt là nhớ rất rõ, đến từng chi tiết của từng trận đánh mùa Xuân năm ấy.
Chiều 30/1/1968, từ núi rừng Hương Trà, cánh quân chủ yếu phía Bắc Huế cùng với toàn mặt trận bắt đầu xuất quân. Mỗi cánh quân, ngoài lực lượng bộ đội trong đội hình còn có các đội biệt động, đội công tác khởi nghĩa, cán bộ dân vận mặt trận trên 2.500 người, kéo dài trên 2km.
Cuộc hành quân bí mật, phải vượt qua đồi núi, khe suối, sông ngòi, làng mạc. Đặc biệt nhất là vượt qua vành đai tai mắt bảo vệ vòng ngoài của địch để tiếp cận mục tiêu bí mật, an toàn, đúng giờ quy định.
Từ các hướng, các mũi tiếp cận mục tiêu đã giữ được bí mật trước giờ nổ súng. Kết quả đó là nhờ công tác chuẩn bị chiến trường với thế trận chiến tranh nhân dân của các cấp ủy địa phương và các đơn vị với tinh thần trách nhiệm cao, chấp hành nghiêm ý thức kỷ luật của cán bộ, chiến sỹ.
Điều đáng nói là có đồng chí khi vượt sông cạnh vị trí địch đóng quân, xuồng bị chìm nhưng không một lời kêu cứu, gặp hiểm nguy sẵn sàng hy sinh, không làm lộ bí mật.
Đúng giờ G - 2 giờ 33 phút ngày 31/1/1968 (rạng sáng Mồng 2 Tết Mậu Thân), từ tuyến xuất phát xung phong, các mũi tấn công bằng đòn chiến đấu đồng loạt, dũng mãnh, nhanh chóng đánh chiếm các mục tiêu như Mang Cá, cửa An Hòa, cửa Chánh Tây, sân bay Tây Lộc, Cửa Hữu, Đại Nội, Cột Cờ, cửa Thượng Tứ, cửa Đông Ba.
Cánh phía Nam diệt Trung đoàn thiết giáp ngụy ở Tam Thai, khu Nam Giao, Kho Rèn, Sở cảnh sát, Đài phát thanh, Tòa tỉnh trưởng, tiểu khu Thừa Thiên Phan Sào Nam, khách sạn Thuận Hóa.
Sau 3 giờ chiến đấu, ta đã chiếm được các mục tiêu trọng yếu cả quân sự lẫn chính trị và làm chủ cơ bản thành phố Huế cả phía Bắc lẫn phía Nam. Cùng với đòn tấn công quân sự, nhân dân thành phố Huế, dưới sự chỉ đạo của cấp ủy, cùng đồng loạt nổi dậy làm chủ từng khu phố như Đông Ba, Gia Hội (gồm 3 phường) và Cồn Hến.
Khoảng 7 giờ 30 phút ngày 31/1/1968, lá cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tung bay trên đỉnh cột cờ trước Ngọ Môn, báo hiệu thành phố Huế được giải phóng. Cùng với đó là các đội bình định, phòng vệ dân sự ở nông thôn, vùng ven bị các lực lượng bộ đội địa phương, biệt động, dân quân du kích bao vây, tiêu diệt, bức hàng, bức rút. Nhân dân đồng loạt, nhất tề đứng dậy làm chủ thôn xóm, quê hương mình.
Đòn tấn công mở đầu trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 ở Huế giành được thắng lợi ngay từ phút đầu, giờ đầu, ngày đầu.
Địch bị đánh bất ngờ, cả về mục tiêu, thời gian, lực lượng và phương pháp tấn công, bị đánh cả bên trong lẫn bên ngoài thành phố, cả vùng nông thôn và đồng bằng. Bị động, địch hoang mang, lúng túng, không nơi nào đối phó, ứng cứu cho nhau được.
Trong 3 ngày đầu, các đơn vị của ta vừa củng cố mục tiêu chiếm được, vừa mở rộng vùng giải phóng, cùng nhân dân lùng bắt bọn địch chạy trốn thoát, diệt bọn ác ôn, đầu sỏ, các đảng phái phản động.
Tất cả 36 cơ quan ngụy quyền thuộc thành phố Huế và trung phần đều bị ta đánh chiếm, đập tan bộ máy ngụy quyền của địch từ tỉnh, thành phố xuống tận thôn xã. Ta thiết lập chính quyền cách mạng trong các quận, phường thành phố Huế và các xã vùng ven đô, nông thôn của tỉnh.
Đánh chiếm và giữ thành phố Huế liên tục trong 25 ngày đêm, ta vẫn giữ được thế chủ động ở từng khu vực, từng mục tiêu, dù địch đã tăng viện quân lên nhiều lần. Có thời điểm trong thành phố có tới 8-9 tiểu đoàn Mỹ ngụy. Đòn đánh phản kích địch ở cống Thủy Quan của d7/F325 diệt 200 tên địch; đánh quỵ c/D4 ngụy, đại đội thám báo bắt nhiều tù binh, thu giữ 40 súng, giữ vững tuyến hành lang từ cửa Chánh Tây sang Cửa Hữu.
Đòn phản kích địch ở ngã tư Mai Thúc Loan - Đinh Tiên Hoàng, đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn ngụy, diệt 120 tên, phá hủy 3 xe M113, giữ vững phía sau đội hình các đơn vị ở cửa Thượng Tứ, Đại Nội, cửa Đông Ba. Một bộ phận d2/e6 ở cửa Đông Ba đánh phản kích 1 đại đội Mỹ, diệt 50 tên, thu nhiều súng đạn.
Điển hình như d6/e6 đánh tan tiểu đoàn ngụy tại cầu An Hòa, diệt 200 tên địch, bắn cháy 5 xe M113 buộc chúng phải rút lui về sau cống Rớ.
Đại đội 5, Tiểu đoàn 7 Kỵ binh bay của Mỹ tiến vào Liễu Cốc bị c1/d816/e9 đánh tan, diệt 50 tên, bắn rơi 1 máy bay lên thẳng, bắn cháy 3 xe M113... giữ vững hành lang phía Tây Bắc Huế, đảm bảo cho các lực lượng vận chuyển thương binh, và đưa cán bộ, nhân dân, thanh niên, học sinh, sinh viên ra khu căn cứ an toàn.
Về phía Nam, phía Đông thành phố Huế, địch tập trung lực lượng phản kích ra các nơi như An Cự, cầu Lòn, kho Rèn, ngã 6, sân vận động đều bị ta chặn đánh quyết liệt, diệt trên 2.000 quân Mỹ ngụy, bắn cháy 10 xư M113. Cùng với bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích, đặc công vừa tiêu diệt địch, vừa giữ thế chủ động đánh địch, hoàn thành được nhiệm vụ đề ra...
Riêng trận đánh tại nhà lao Thừa Phủ, tại đây địch đang giam giữ hơn 2.000 tù nhân, được canh gác cẩn mật, chúng cho cài mìn clâymo để bảo vệ và ra sức chống trả các đợt tiến công của quân ta. Các chiến sỹ trinh sát vũ trang và biệt động đã kết hợp bao vây, khống chế, dùng lao thông báo tin chiến thắng của cách mạng và tìm cách đột nhập vào bên trong động viên cán bộ, bộ đội đang bị giam giữ nổi dậy kêu gọi bọn cai ngục, lính canh đầu hàng.
Nửa đêm 2/2/1968, một người lính ngụy đang bị địch giam trong lao trốn được ra ngoài, đầu hàng và nói: có đường hầm bí mật vào lao và dẫn các chiến sỹ vào giải phóng nhà lao theo đường hầm bí mật đó. Thế là từ ngoài đánh vào, trong đánh ra địch không kịp trở tay, nhà lao được giải phóng...
Theo Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng, nguyên Tư lệnh Quân khu 4, Trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy tại Trị Thiên-Huế, ta đã giải phóng 227.300 dân, 40 xã và 296 thôn.
Ủy ban Nhân dân cách mạng một số huyện và thành phố được thành lập. Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam thành phố Huế ra đời.
Thắng lợi quan trọng này, cùng với thắng lợi trên toàn chiến trường miền Nam đã làm lay chuyển ý chí xâm lược của Mỹ, buộc Tổng thống Johnson phải "xuống thang" chiến tranh, chịu ngồi lại đàm phán với ta ở Paris.
Phía Mỹ phải thay Bộ trưởng Bộ quốc phòng và Tổng chỉ huy quân viễn chinh Mỹ ở miền Nam Việt nam. Johnson thôi không ứng cử nhiệm kỳ 2.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân về cơ bản đã đánh bại chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mỹ, mở ra cho ta khả năng thực hiện trọn vẹn chiến lược "đánh cho Mỹ cút," để tiến tới "đánh cho ngụy nhào," giành độc lập thống nhất Tổ quốc.../.
Đã gần 80 tuổi, ông vẫn minh mẫn và đặc biệt là nhớ rất rõ, đến từng chi tiết của từng trận đánh mùa Xuân năm ấy.
Chiều 30/1/1968, từ núi rừng Hương Trà, cánh quân chủ yếu phía Bắc Huế cùng với toàn mặt trận bắt đầu xuất quân. Mỗi cánh quân, ngoài lực lượng bộ đội trong đội hình còn có các đội biệt động, đội công tác khởi nghĩa, cán bộ dân vận mặt trận trên 2.500 người, kéo dài trên 2km.
Cuộc hành quân bí mật, phải vượt qua đồi núi, khe suối, sông ngòi, làng mạc. Đặc biệt nhất là vượt qua vành đai tai mắt bảo vệ vòng ngoài của địch để tiếp cận mục tiêu bí mật, an toàn, đúng giờ quy định.
Từ các hướng, các mũi tiếp cận mục tiêu đã giữ được bí mật trước giờ nổ súng. Kết quả đó là nhờ công tác chuẩn bị chiến trường với thế trận chiến tranh nhân dân của các cấp ủy địa phương và các đơn vị với tinh thần trách nhiệm cao, chấp hành nghiêm ý thức kỷ luật của cán bộ, chiến sỹ.
Điều đáng nói là có đồng chí khi vượt sông cạnh vị trí địch đóng quân, xuồng bị chìm nhưng không một lời kêu cứu, gặp hiểm nguy sẵn sàng hy sinh, không làm lộ bí mật.
Đúng giờ G - 2 giờ 33 phút ngày 31/1/1968 (rạng sáng Mồng 2 Tết Mậu Thân), từ tuyến xuất phát xung phong, các mũi tấn công bằng đòn chiến đấu đồng loạt, dũng mãnh, nhanh chóng đánh chiếm các mục tiêu như Mang Cá, cửa An Hòa, cửa Chánh Tây, sân bay Tây Lộc, Cửa Hữu, Đại Nội, Cột Cờ, cửa Thượng Tứ, cửa Đông Ba.
Cánh phía Nam diệt Trung đoàn thiết giáp ngụy ở Tam Thai, khu Nam Giao, Kho Rèn, Sở cảnh sát, Đài phát thanh, Tòa tỉnh trưởng, tiểu khu Thừa Thiên Phan Sào Nam, khách sạn Thuận Hóa.
Sau 3 giờ chiến đấu, ta đã chiếm được các mục tiêu trọng yếu cả quân sự lẫn chính trị và làm chủ cơ bản thành phố Huế cả phía Bắc lẫn phía Nam. Cùng với đòn tấn công quân sự, nhân dân thành phố Huế, dưới sự chỉ đạo của cấp ủy, cùng đồng loạt nổi dậy làm chủ từng khu phố như Đông Ba, Gia Hội (gồm 3 phường) và Cồn Hến.
Khoảng 7 giờ 30 phút ngày 31/1/1968, lá cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tung bay trên đỉnh cột cờ trước Ngọ Môn, báo hiệu thành phố Huế được giải phóng. Cùng với đó là các đội bình định, phòng vệ dân sự ở nông thôn, vùng ven bị các lực lượng bộ đội địa phương, biệt động, dân quân du kích bao vây, tiêu diệt, bức hàng, bức rút. Nhân dân đồng loạt, nhất tề đứng dậy làm chủ thôn xóm, quê hương mình.
Đòn tấn công mở đầu trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 ở Huế giành được thắng lợi ngay từ phút đầu, giờ đầu, ngày đầu.
Địch bị đánh bất ngờ, cả về mục tiêu, thời gian, lực lượng và phương pháp tấn công, bị đánh cả bên trong lẫn bên ngoài thành phố, cả vùng nông thôn và đồng bằng. Bị động, địch hoang mang, lúng túng, không nơi nào đối phó, ứng cứu cho nhau được.
Trong 3 ngày đầu, các đơn vị của ta vừa củng cố mục tiêu chiếm được, vừa mở rộng vùng giải phóng, cùng nhân dân lùng bắt bọn địch chạy trốn thoát, diệt bọn ác ôn, đầu sỏ, các đảng phái phản động.
Tất cả 36 cơ quan ngụy quyền thuộc thành phố Huế và trung phần đều bị ta đánh chiếm, đập tan bộ máy ngụy quyền của địch từ tỉnh, thành phố xuống tận thôn xã. Ta thiết lập chính quyền cách mạng trong các quận, phường thành phố Huế và các xã vùng ven đô, nông thôn của tỉnh.
Đánh chiếm và giữ thành phố Huế liên tục trong 25 ngày đêm, ta vẫn giữ được thế chủ động ở từng khu vực, từng mục tiêu, dù địch đã tăng viện quân lên nhiều lần. Có thời điểm trong thành phố có tới 8-9 tiểu đoàn Mỹ ngụy. Đòn đánh phản kích địch ở cống Thủy Quan của d7/F325 diệt 200 tên địch; đánh quỵ c/D4 ngụy, đại đội thám báo bắt nhiều tù binh, thu giữ 40 súng, giữ vững tuyến hành lang từ cửa Chánh Tây sang Cửa Hữu.
Đòn phản kích địch ở ngã tư Mai Thúc Loan - Đinh Tiên Hoàng, đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn ngụy, diệt 120 tên, phá hủy 3 xe M113, giữ vững phía sau đội hình các đơn vị ở cửa Thượng Tứ, Đại Nội, cửa Đông Ba. Một bộ phận d2/e6 ở cửa Đông Ba đánh phản kích 1 đại đội Mỹ, diệt 50 tên, thu nhiều súng đạn.
Điển hình như d6/e6 đánh tan tiểu đoàn ngụy tại cầu An Hòa, diệt 200 tên địch, bắn cháy 5 xe M113 buộc chúng phải rút lui về sau cống Rớ.
Đại đội 5, Tiểu đoàn 7 Kỵ binh bay của Mỹ tiến vào Liễu Cốc bị c1/d816/e9 đánh tan, diệt 50 tên, bắn rơi 1 máy bay lên thẳng, bắn cháy 3 xe M113... giữ vững hành lang phía Tây Bắc Huế, đảm bảo cho các lực lượng vận chuyển thương binh, và đưa cán bộ, nhân dân, thanh niên, học sinh, sinh viên ra khu căn cứ an toàn.
Về phía Nam, phía Đông thành phố Huế, địch tập trung lực lượng phản kích ra các nơi như An Cự, cầu Lòn, kho Rèn, ngã 6, sân vận động đều bị ta chặn đánh quyết liệt, diệt trên 2.000 quân Mỹ ngụy, bắn cháy 10 xư M113. Cùng với bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích, đặc công vừa tiêu diệt địch, vừa giữ thế chủ động đánh địch, hoàn thành được nhiệm vụ đề ra...
Riêng trận đánh tại nhà lao Thừa Phủ, tại đây địch đang giam giữ hơn 2.000 tù nhân, được canh gác cẩn mật, chúng cho cài mìn clâymo để bảo vệ và ra sức chống trả các đợt tiến công của quân ta. Các chiến sỹ trinh sát vũ trang và biệt động đã kết hợp bao vây, khống chế, dùng lao thông báo tin chiến thắng của cách mạng và tìm cách đột nhập vào bên trong động viên cán bộ, bộ đội đang bị giam giữ nổi dậy kêu gọi bọn cai ngục, lính canh đầu hàng.
Nửa đêm 2/2/1968, một người lính ngụy đang bị địch giam trong lao trốn được ra ngoài, đầu hàng và nói: có đường hầm bí mật vào lao và dẫn các chiến sỹ vào giải phóng nhà lao theo đường hầm bí mật đó. Thế là từ ngoài đánh vào, trong đánh ra địch không kịp trở tay, nhà lao được giải phóng...
Theo Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng, nguyên Tư lệnh Quân khu 4, Trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy tại Trị Thiên-Huế, ta đã giải phóng 227.300 dân, 40 xã và 296 thôn.
Ủy ban Nhân dân cách mạng một số huyện và thành phố được thành lập. Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam thành phố Huế ra đời.
Thắng lợi quan trọng này, cùng với thắng lợi trên toàn chiến trường miền Nam đã làm lay chuyển ý chí xâm lược của Mỹ, buộc Tổng thống Johnson phải "xuống thang" chiến tranh, chịu ngồi lại đàm phán với ta ở Paris.
Phía Mỹ phải thay Bộ trưởng Bộ quốc phòng và Tổng chỉ huy quân viễn chinh Mỹ ở miền Nam Việt nam. Johnson thôi không ứng cử nhiệm kỳ 2.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân về cơ bản đã đánh bại chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mỹ, mở ra cho ta khả năng thực hiện trọn vẹn chiến lược "đánh cho Mỹ cút," để tiến tới "đánh cho ngụy nhào," giành độc lập thống nhất Tổ quốc.../.
Quốc Việt (TTXVN)