Năm 2012, tổng kinh phí khuyến công kế hoạch là 215 tỷ đồng, tăng 44,4% so với năm 2011; trong đó, khuyến công quốc gia 80 tỷ đồng, khuyến công địa phương 135 tỷ đồng, tăng trên 53%.
Đây là thông tin được Quyền Cục trưởng Cục Công nghiệp địa phương (Bộ Công Thương) Đỗ Xuân Hạ cho biết tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2012 tổ chức tại Hà Nội, ngày 4/1.
Theo ông Hạ, kinh phí khuyến công năm 2012 sẽ được ưu tiên hỗ trợ cho các dự án đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất, phát triển công nghiệp công nghệ cao nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản xuất công nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu; chú trọng tiêu chí phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Để hoàn thành kế hoạch nhiệm vụ được giao là giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13%, giá trị gia tăng toàn ngành 7,5% so với thực hiện 2011, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng đề nghị lãnh đạo Cục Công nghiệp địa phương tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra giám sát và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp hoạt động, từ thủ tục thành lập đến xin đất.
Ngoài ra, hoạt động khuyến công cần hỗ trợ doanh nghiệp trong quản lý, tuyển dụng nhân sự để giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tiết kiệm chi phí cũng như thực hiện chuyển đổi cơ cấu theo định hướng tái cơ cấu nền kinh tế đang được Chính phủ triển khai.
Năm 2012, Cục Công nghiệp địa phương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương các tỉnh, thành, các cấp, các ngành thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó đảm bảo đúng mục tiêu, nội dung, kết quả, tiến độ thực hiện kế hoạch khuyến công.
Bên cạnh đó, giải pháp quan trọng sẽ được đẩy mạnh là huy động tối đa các nguồn vốn sẵn có của các thành phần kinh tế trên địa bàn, quan tâm, bố trí nguồn ngân sách địa phương, tranh thủ sự hỗ trợ từ các chương trình phát triển cụm công nghiệp từ ngân sách trung ương để hoàn thiện cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp.
Ngoài ra, Cục tiếp tục nghiên cứu xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp; cơ chế chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh trong cụm, nâng cao tỷ lệ lấp đầy trong các cụm công nghiệp./.
Đây là thông tin được Quyền Cục trưởng Cục Công nghiệp địa phương (Bộ Công Thương) Đỗ Xuân Hạ cho biết tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2012 tổ chức tại Hà Nội, ngày 4/1.
Theo ông Hạ, kinh phí khuyến công năm 2012 sẽ được ưu tiên hỗ trợ cho các dự án đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất, phát triển công nghiệp công nghệ cao nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản xuất công nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu; chú trọng tiêu chí phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Để hoàn thành kế hoạch nhiệm vụ được giao là giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13%, giá trị gia tăng toàn ngành 7,5% so với thực hiện 2011, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng đề nghị lãnh đạo Cục Công nghiệp địa phương tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra giám sát và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp hoạt động, từ thủ tục thành lập đến xin đất.
Ngoài ra, hoạt động khuyến công cần hỗ trợ doanh nghiệp trong quản lý, tuyển dụng nhân sự để giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tiết kiệm chi phí cũng như thực hiện chuyển đổi cơ cấu theo định hướng tái cơ cấu nền kinh tế đang được Chính phủ triển khai.
Năm 2012, Cục Công nghiệp địa phương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương các tỉnh, thành, các cấp, các ngành thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó đảm bảo đúng mục tiêu, nội dung, kết quả, tiến độ thực hiện kế hoạch khuyến công.
Bên cạnh đó, giải pháp quan trọng sẽ được đẩy mạnh là huy động tối đa các nguồn vốn sẵn có của các thành phần kinh tế trên địa bàn, quan tâm, bố trí nguồn ngân sách địa phương, tranh thủ sự hỗ trợ từ các chương trình phát triển cụm công nghiệp từ ngân sách trung ương để hoàn thiện cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp.
Ngoài ra, Cục tiếp tục nghiên cứu xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp; cơ chế chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh trong cụm, nâng cao tỷ lệ lấp đầy trong các cụm công nghiệp./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)