Ngày 18/9, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định phê duyệt Kế hoạch tổng kết thi hành Bộ luật Dân sự năm 2005.
Mục tiêu tổng kết nhằm đánh giá một cách khách quan, toàn diện các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 qua 7 năm thi hành, như làm rõ sự tác động của Bộ luật Dân sự tới sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; tác động của sự phát triển kinh tế - xã hội đến các quan hệ dân sự và quy định của Bộ luật Dân sự; mối liên hệ giữa Bộ luật Dân sự với các luật, pháp lệnh, điều ước quốc tế có liên quan; những thành công, cũng như những hạn chế trong quy định và tổ chức thực hiện Bộ luật Dân sự; xác định những vấn đề phát sinh trong thực tiễn cần được pháp luật điều chỉnh...
Thủ tướng yêu cầu việc tổng kết cần được thực hiện nghiêm túc, toàn diện ở các Bộ, ngành, tổ chức có liên quan ở Trung ương và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; nội dung tổng kết phải thiết thực, phản ánh đúng thực tế, có đánh giá, tránh làm theo kiểu thống kê, báo cáo thành tích.
Bộ luật Dân sự năm 2005 cần được tổng kết một cách toàn diện trong giai đoạn từ khi Bộ luật có hiệu lực pháp luật (ngày 1/1/2006) đến ngày 30/6/2012.
Các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức có liên quan tùy theo tính chất và khối lượng công việc của mình mà quyết định tổ chức Hội nghị tổng kết thi hành Bộ luật Dân sự hoặc chỉ xây dựng Báo cáo tổng kết thi hành Bộ luật Dân sự năm 2005.
Thủ tướng yêu cầu, báo cáo tổng kết thi hành Bộ luật Dân sự năm 2005 cần tập trung vào 3 vấn đề chủ yếu.
Thứ nhất là đánh giá những kết quả đạt được của Bộ luật Dân sự và thi hành Bộ luật Dân sự đối với việc bảo đảm quyền dân sự của cá nhân, tổ chức, sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, của Bộ, ngành, địa phương, tổ chức nói riêng.
Thứ hai là nêu những hạn chế, bất cập trong quy định của Bộ luật Dân sự và trong thực tiễn tổ chức thực hiện các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, xác định những vấn đề phát sinh trong thực tiễn giao lưu dân sự cần được pháp luật điều chỉnh; phân tích, chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó.
Thứ ba là phải đưa ra những định hướng cơ bản nhằm sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự năm 2005 và đề xuất, kiến nghị.
Các Bộ, ngành, địa phương và tổ chức liên quan chủ động tổ chức thực hiện việc tổng kết thi hành Bộ luật Dân sự và gửi Báo cáo tổng kết về Bộ Tư pháp trước ngày 15/12/2012.
Hội nghị tổng kết toàn quốc sẽ được tổ chức vào tháng 1/2013./.
Mục tiêu tổng kết nhằm đánh giá một cách khách quan, toàn diện các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 qua 7 năm thi hành, như làm rõ sự tác động của Bộ luật Dân sự tới sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; tác động của sự phát triển kinh tế - xã hội đến các quan hệ dân sự và quy định của Bộ luật Dân sự; mối liên hệ giữa Bộ luật Dân sự với các luật, pháp lệnh, điều ước quốc tế có liên quan; những thành công, cũng như những hạn chế trong quy định và tổ chức thực hiện Bộ luật Dân sự; xác định những vấn đề phát sinh trong thực tiễn cần được pháp luật điều chỉnh...
Thủ tướng yêu cầu việc tổng kết cần được thực hiện nghiêm túc, toàn diện ở các Bộ, ngành, tổ chức có liên quan ở Trung ương và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; nội dung tổng kết phải thiết thực, phản ánh đúng thực tế, có đánh giá, tránh làm theo kiểu thống kê, báo cáo thành tích.
Bộ luật Dân sự năm 2005 cần được tổng kết một cách toàn diện trong giai đoạn từ khi Bộ luật có hiệu lực pháp luật (ngày 1/1/2006) đến ngày 30/6/2012.
Các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức có liên quan tùy theo tính chất và khối lượng công việc của mình mà quyết định tổ chức Hội nghị tổng kết thi hành Bộ luật Dân sự hoặc chỉ xây dựng Báo cáo tổng kết thi hành Bộ luật Dân sự năm 2005.
Thủ tướng yêu cầu, báo cáo tổng kết thi hành Bộ luật Dân sự năm 2005 cần tập trung vào 3 vấn đề chủ yếu.
Thứ nhất là đánh giá những kết quả đạt được của Bộ luật Dân sự và thi hành Bộ luật Dân sự đối với việc bảo đảm quyền dân sự của cá nhân, tổ chức, sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, của Bộ, ngành, địa phương, tổ chức nói riêng.
Thứ hai là nêu những hạn chế, bất cập trong quy định của Bộ luật Dân sự và trong thực tiễn tổ chức thực hiện các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, xác định những vấn đề phát sinh trong thực tiễn giao lưu dân sự cần được pháp luật điều chỉnh; phân tích, chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó.
Thứ ba là phải đưa ra những định hướng cơ bản nhằm sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự năm 2005 và đề xuất, kiến nghị.
Các Bộ, ngành, địa phương và tổ chức liên quan chủ động tổ chức thực hiện việc tổng kết thi hành Bộ luật Dân sự và gửi Báo cáo tổng kết về Bộ Tư pháp trước ngày 15/12/2012.
Hội nghị tổng kết toàn quốc sẽ được tổ chức vào tháng 1/2013./.
(TTXVN)