Chiều 9/1, thành phố Hà Nội đã tổ chức tổng kết đợt hoạt động kỷ niệm sự kiện 40 năm Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không.
Theo báo cáo, trong đợt kỷ niệm, thành phố Hà Nội đã phát động phong trào sâu rộng tới các cấp, các ngành, tập trung vào năm nhóm hoạt động lớn.
Năm nhóm gồm Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục truyền thống; các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, tu bổ tôn tạo di tích; các hoạt động truyền thống, hội thảo, gặp mặt giao lưu, triển khai công tác “đền ơn đáp nghĩa”; các hoạt động phục vụ lễ míttinh cấp Nhà nước và triển khai các phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông.
Nhìn chung, đợt hoạt động kỷ niệm đã tạo được không khí vui tươi, sôi nổi và ý nghĩa.
Việc tuyên truyền sâu rộng làm cho nhân dân hiểu sâu sắc về chiến thắng lịch sử vẻ vang, hào hùng và đầy quả cảm của quân và dân Thủ đô cách đây 40 năm.
Hà Nội đã cử đội ngũ báo cáo viên với 300 người để làm công tác tuyên truyền, phát 2.000 cuốn sách “Hào khí Thăng Long-12 ngày đêm năm 1972” viết về những phong trào, gương điển hình trong chiến đấu; sử dụng 39.000 cuốn phụ trương bản tin “Thông tin nội bộ” với chủ đề “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không, những ngày rực lửa hào hùng tháng 12/1972” làm tài liệu tuyên truyền trong sinh hoạt chi bộ cơ sở.
Thành phố phối hợp với khối các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tổ chức 30 hội nghị tuyên truyền về chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không, chiến thắng lịch sử, chiến thắng của nghệ thuật quân sự đặc sắc Việt Nam” cho gần 25.000 cán bộ, giảng viên, sinh viên.
Ngoài ra, thành phố Hà Nội còn phối hợp tham gia tổ chức các cầu truyền hình với chủ đề như “Viết tiếp bản hùng ca”; tổ chức hội thảo khoa học “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không - tầm cao trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam”; tổ chức lễ tưởng niệm tại Đài tưởng niệm phố Khâm Thiên; phối hợp với các đơn vị quân đội, chính quyền địa phương thăm hỏi, tặng quà nhiều đối tượng chính sách, người có công với cách mạng.
Các cơ quan, đơn vị quân đội tổ chức tốt đợt thi đua cao điểm “Âm vang Điện Biên Phủ trên không” trong cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang.
Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức cuộc thi tìm hiểu “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không: 40 năm oanh liệt và tự hào” với trên 500.000 bài dự thi.
Sở Giáo dục và Đào tạo phát động học sinh chăm sóc các di tích lịch sử văn hóa, cách mạng, với hơn 400 di tích lịch sử cấp quốc gia, gần 500 di tích lịch sử cấp thành phố; 482 nghĩa trang liệt sĩ, đền miếu.
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức hỗ trợ hàng ngàn gia đình liệt sĩ, Mẹ Việt Nam anh hùng, đối tượng chính sách... tổng trị giá trên 7 tỷ đồng. Nhiều tổ chức, cá nhận được tặng thưởng bằng khen trong đợt thi đua này./.
Theo báo cáo, trong đợt kỷ niệm, thành phố Hà Nội đã phát động phong trào sâu rộng tới các cấp, các ngành, tập trung vào năm nhóm hoạt động lớn.
Năm nhóm gồm Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục truyền thống; các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, tu bổ tôn tạo di tích; các hoạt động truyền thống, hội thảo, gặp mặt giao lưu, triển khai công tác “đền ơn đáp nghĩa”; các hoạt động phục vụ lễ míttinh cấp Nhà nước và triển khai các phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông.
Nhìn chung, đợt hoạt động kỷ niệm đã tạo được không khí vui tươi, sôi nổi và ý nghĩa.
Việc tuyên truyền sâu rộng làm cho nhân dân hiểu sâu sắc về chiến thắng lịch sử vẻ vang, hào hùng và đầy quả cảm của quân và dân Thủ đô cách đây 40 năm.
Hà Nội đã cử đội ngũ báo cáo viên với 300 người để làm công tác tuyên truyền, phát 2.000 cuốn sách “Hào khí Thăng Long-12 ngày đêm năm 1972” viết về những phong trào, gương điển hình trong chiến đấu; sử dụng 39.000 cuốn phụ trương bản tin “Thông tin nội bộ” với chủ đề “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không, những ngày rực lửa hào hùng tháng 12/1972” làm tài liệu tuyên truyền trong sinh hoạt chi bộ cơ sở.
Thành phố phối hợp với khối các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tổ chức 30 hội nghị tuyên truyền về chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không, chiến thắng lịch sử, chiến thắng của nghệ thuật quân sự đặc sắc Việt Nam” cho gần 25.000 cán bộ, giảng viên, sinh viên.
Ngoài ra, thành phố Hà Nội còn phối hợp tham gia tổ chức các cầu truyền hình với chủ đề như “Viết tiếp bản hùng ca”; tổ chức hội thảo khoa học “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không - tầm cao trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam”; tổ chức lễ tưởng niệm tại Đài tưởng niệm phố Khâm Thiên; phối hợp với các đơn vị quân đội, chính quyền địa phương thăm hỏi, tặng quà nhiều đối tượng chính sách, người có công với cách mạng.
Các cơ quan, đơn vị quân đội tổ chức tốt đợt thi đua cao điểm “Âm vang Điện Biên Phủ trên không” trong cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang.
Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức cuộc thi tìm hiểu “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không: 40 năm oanh liệt và tự hào” với trên 500.000 bài dự thi.
Sở Giáo dục và Đào tạo phát động học sinh chăm sóc các di tích lịch sử văn hóa, cách mạng, với hơn 400 di tích lịch sử cấp quốc gia, gần 500 di tích lịch sử cấp thành phố; 482 nghĩa trang liệt sĩ, đền miếu.
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức hỗ trợ hàng ngàn gia đình liệt sĩ, Mẹ Việt Nam anh hùng, đối tượng chính sách... tổng trị giá trên 7 tỷ đồng. Nhiều tổ chức, cá nhận được tặng thưởng bằng khen trong đợt thi đua này./.
Nguyễn Văn Cảnh (TTXVN)