Khoản tiền hỗ trợ học phí không được đưa cho học sinh mà sẽ chuyển trực tiếp cho nhà trường dựa trên kết quả học tập cuối năm của học sinh. Đây là một cách làm khác biệt của Dự án Hỗ trợ cho học sinh nghèo học hết bậc trung học cơ sở lên bậc trung học phổ thông dựa trên kết quả đầu ra.
Dự án do tổ chức Đông Tây hội ngộ (East meets West Foundation) thực hiện với sự tài trợ của Hiệp hội Hỗ trợ toàn cầu Dựa trên kết quả đầu ra (GPOBA) và do Ngân hàng Thế giới (World Bank) quản lý. Dự án được thực hiện bắt đầu từ năm 2010 với tổng kinh phí 3 triệu USD.
Sau ba năm triển khai, sáng nay, ngày 24/9, Tổ chức Đông Tây hội ngộ đã tổ chức hội thảo để tổng kết dự án tại Hà Nội.
Theo báo cáo tổng kết, trong ba năm qua, chương trình đã hỗ trợ học phí cho 8.145 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại 67 trường thuộc 12 tỉnh thành của Việt Nam, giúp các em có điều kiện đi học và học chuyên tâm hơn.
Đối tượng được lựa chọn là những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn thuộc các tỉnh Bắc Kạn, Bắc Giang, Quảng Bình, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Phú Yên, Thái Bình, Phú Thọ, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định.
Trong chương trình này, kết quả học tập của học sinh được kết nối với việc giải ngân hỗ trợ học phí. Cụ thể, nhà trường không thu học phí của học sinh tham gia và Tổ chức Đông Tây hội ngộ sẽ giải ngân trực tiếp tiền hỗ trợ học phí cho nhà trường đối với những học sinh đạt tiêu chí đầu ra sau khi kết thúc học kỳ. Kết quả học lực, chuyên cần và hạnh kiểm của học sinh được thẩm định bởi Bộ phận kiểm tra độc lập do GPOBA ủy thác.
Đây là chương trình giáo dục đầu tiên áp dục cách tiếp cận hỗ trợ dựa trên kết quả đầu ra tại Việt Nam. Theo bà Nguyễn Minh Châu, Giám đốc quốc gia của Tổ chức Đông Tây hội ngộ, bằng cách áp dụng phương thức tiếp cận dựa trên kết quả đẩu ra, Dự án đã tạo sự gắn kết giữa các đơn vị giáo dục địa phương và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
“Chúng tôi mong muốn xây dựng nên một hệ thống trợ giúp tốt nhất với vai trò thúc đẩy và khuyến khích học sinh có hoàn cảnh khó khăn,” bà Châu nói./.
Dự án do tổ chức Đông Tây hội ngộ (East meets West Foundation) thực hiện với sự tài trợ của Hiệp hội Hỗ trợ toàn cầu Dựa trên kết quả đầu ra (GPOBA) và do Ngân hàng Thế giới (World Bank) quản lý. Dự án được thực hiện bắt đầu từ năm 2010 với tổng kinh phí 3 triệu USD.
Sau ba năm triển khai, sáng nay, ngày 24/9, Tổ chức Đông Tây hội ngộ đã tổ chức hội thảo để tổng kết dự án tại Hà Nội.
Theo báo cáo tổng kết, trong ba năm qua, chương trình đã hỗ trợ học phí cho 8.145 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại 67 trường thuộc 12 tỉnh thành của Việt Nam, giúp các em có điều kiện đi học và học chuyên tâm hơn.
Đối tượng được lựa chọn là những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn thuộc các tỉnh Bắc Kạn, Bắc Giang, Quảng Bình, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Phú Yên, Thái Bình, Phú Thọ, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định.
Trong chương trình này, kết quả học tập của học sinh được kết nối với việc giải ngân hỗ trợ học phí. Cụ thể, nhà trường không thu học phí của học sinh tham gia và Tổ chức Đông Tây hội ngộ sẽ giải ngân trực tiếp tiền hỗ trợ học phí cho nhà trường đối với những học sinh đạt tiêu chí đầu ra sau khi kết thúc học kỳ. Kết quả học lực, chuyên cần và hạnh kiểm của học sinh được thẩm định bởi Bộ phận kiểm tra độc lập do GPOBA ủy thác.
Đây là chương trình giáo dục đầu tiên áp dục cách tiếp cận hỗ trợ dựa trên kết quả đầu ra tại Việt Nam. Theo bà Nguyễn Minh Châu, Giám đốc quốc gia của Tổ chức Đông Tây hội ngộ, bằng cách áp dụng phương thức tiếp cận dựa trên kết quả đẩu ra, Dự án đã tạo sự gắn kết giữa các đơn vị giáo dục địa phương và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
“Chúng tôi mong muốn xây dựng nên một hệ thống trợ giúp tốt nhất với vai trò thúc đẩy và khuyến khích học sinh có hoàn cảnh khó khăn,” bà Châu nói./.
Phạm Mai (Vietnam+)