Tổng hợp sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần từ 19-25/4 qua ảnh
Cùng nhìn lại những sự kiện nổi bật của thế giới trong tuần qua như Hội nghị thượng đỉnh khí hậu thế giới, chạy đua với thời gian tìm kiếm tàu ngầm của Indonesia mất liên lạc...
Ngày 21/4/2021, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo tàu thám hiểm Perseverance đã làm nên lịch sử khi thử nghiệm chuyển đổi thành công khí carbon dioxide từ khí quyển sao Hỏa thành khí oxy. Đây là lần đầu tiên việc tạo khí oxy được thực hiện trên một hành tinh khác. Trong lần chạy thử đầu tiên, thí nghiệm sử dụng tài nguyên oxy tại chỗ trên sao Hỏa, gọi tắt là MOXIE (trong ảnh), đã tạo ra 5,4 gam oxy - đủ để một phi hành gia hô hấp dễ dàng trong 10 phút trong khi vẫn thực hiện các hoạt động bình thường. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 19/4/2021, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh (trong ảnh) cho biết Tehran luôn hoan nghênh đối thoại với Saudi Arabia. (Ảnh: IRNA/TTXVN)
Ngày 20/4/2021, cựu cảnh sát Derek Chauvin, đối tượng gây ra cái chết cho người đàn ông da màu George Floyd, khiến cả nước Mỹ chìm trong bạo loạn chống phân biệt chủng tộc suốt nhiều tháng của năm 2020, bị tòa án chính thức tuyên có tội với cả ba tội danh giết người cấp độ hai, giết người cấp độ ba và ngộ sát. Trong ảnh: Người dân Mỹ vui mừng sau khi toà tuyên án cựu cảnh sát Derek Chauvin các tội danh liên quan đến vụ sát hại người đàn ông da màu George Floyd, ở thành phố Minneapolis, Minnesota, Mỹ ngày 20/4/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 20/4/2021, cựu cảnh sát Derek Chauvin, đối tượng gây ra cái chết cho người đàn ông da màu George Floyd, khiến cả nước Mỹ chìm trong bạo loạn chống phân biệt chủng tộc suốt nhiều tháng của năm 2020, bị tòa án chính thức tuyên có tội với cả ba tội danh giết người cấp độ hai, giết người cấp độ ba và ngộ sát. Trong ảnh: Gianna Floyd, 6 tuổi, con gái của người đàn ông da màu George Floyd, tại cuộc họp báo sau phiên xét xử cựu cảnh sát Derek Chauvin ở Minneapolis, Minnesota, Mỹ, ngày 20/4/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 20/4/2021, cựu cảnh sát Derek Chauvin (trong ảnh), đối tượng gây ra cái chết cho người đàn ông da màu George Floyd, khiến cả nước Mỹ chìm trong bạo loạn chống phân biệt chủng tộc suốt nhiều tháng của năm 2020, bị tòa án chính thức tuyên có tội với cả ba tội danh giết người cấp độ hai, giết người cấp độ ba và ngộ sát. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Căng thẳng giữa Nga và CH Séc đã gia tăng khi Moskva ngày 18/4/2021 thông báo trục xuất 20 nhân viên ngoại giao CH Séc, trong động thái đáp trả quyết định mà Moskva coi là 'chưa từng có tiền lệ' và là 'hành động thù dịch' trước đó chỉ 1 ngày của Praha khi trục xuất 18 nhân viên ngoại giao Nga mà Séc nghi ngờ có liên quan tới một vụ nổ kho đạn của quân đội Séc hồi năm 2014. Nga bác bỏ cáo buộc này và gọi hành động của Séc là vô lý. Trong ảnh: Tòa nhà Đại sứ quán Nga tại Praha, CH Séc, ngày 22/4/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Căng thẳng giữa Nga và CH Séc đã gia tăng khi Moskva ngày 18/4/2021 thông báo trục xuất 20 nhân viên ngoại giao CH Séc, trong động thái đáp trả quyết định mà Moskva coi là 'chưa từng có tiền lệ' và là 'hành động thù dịch' trước đó chỉ 1 ngày của Praha khi trục xuất 18 nhân viên ngoại giao Nga mà Séc nghi ngờ có liên quan tới một vụ nổ kho đạn của quân đội Séc hồi năm 2014. Nga bác bỏ cáo buộc này và gọi hành động của Séc là vô lý. Trong ảnh: Các nhân viên ngoại giao CH Séc cùng người thân rời Đại sứ quán nước này tại Moskva, Nga, ngày 19/4/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Các tàu chiến thuộc Hải quân Indonesia đang phải 'chạy đua với thời gian' để tìm kiếm tàu ngầm KRI Nanggala 402 mất tích với 53 thủy thủ khi đang tiến hành diễn tập tại vùng biển Bali hôm 21/4/2021. Theo Hải quân Indonesia, tàu ngầm này được cho là đã chìm xuống độ sâu 600-700m, trong khi theo thiết kế con tàu chỉ có thể lặn tối đa 500m. Nhiều chuyên gia cảnh báo tàu ngầm KRI Nanggala có thể đã vỡ thành nhiều mảnh ở độ sâu 700m. Trong ảnh: Hải quân Indonesia tham gia tìm kiếm tàu ngầm KRI Nanggala 402 mất tích, tại cảng Celukan Bawang, tỉnh Buleleng, Indonesia, ngày 22/4/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Các tàu chiến thuộc Hải quân Indonesia đang phải 'chạy đua với thời gian' để tìm kiếm tàu ngầm KRI Nanggala 402 mất tích với 53 thủy thủ khi đang tiến hành diễn tập tại vùng biển Bali hôm 21/4/2021. Theo Hải quân Indonesia, tàu ngầm này được cho là đã chìm xuống độ sâu 600-700m, trong khi theo thiết kế con tàu chỉ có thể lặn tối đa 500m. Nhiều chuyên gia cảnh báo tàu ngầm KRI Nanggala có thể đã vỡ thành nhiều mảnh ở độ sâu 700m. Trong ảnh: Tàu chiến của Hải quân Indonesia tới căn cứ hải quân ở thành phố Banyuwangi để tìm kiếm tàu ngầm KRI Nanggala 402 mất tích, ngày 22/4/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Các tàu chiến thuộc Hải quân Indonesia đang phải 'chạy đua với thời gian' để tìm kiếm tàu ngầm KRI Nanggala 402 mất tích với 53 thủy thủ khi đang tiến hành diễn tập tại vùng biển Bali hôm 21/4/2021. Theo Hải quân Indonesia, tàu ngầm này được cho là đã chìm xuống độ sâu 600-700m, trong khi theo thiết kế con tàu chỉ có thể lặn tối đa 500m. Nhiều chuyên gia cảnh báo tàu ngầm KRI Nanggala có thể đã vỡ thành nhiều mảnh ở độ sâu 700m. Trong ảnh (tư liệu): Tàu ngầm KRI Nanggala 402 khởi hành từ căn cứ hải quân ở thành phố cảng Surabaya, đảo Java, Indonesia. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo thế giới về khí hậu diễn ra dưới hình thức trực tuyến do Mỹ tổ chức trong hai ngày 22-23/4/2021, các nhà lãnh đạo thế giới đã đưa ra những đề xuất và cam kết trong nỗ lực chống lại tình trạng biến đổi khí hậu. Trong ảnh: Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh khí hậu thế giới, diễn ra dưới hình thức trực tuyến ngày 22/4/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo thế giới về khí hậu diễn ra dưới hình thức trực tuyến do Mỹ tổ chức trong hai ngày 22-23/4/2021, các nhà lãnh đạo thế giới đã đưa ra những đề xuất và cam kết trong nỗ lực chống lại tình trạng biến đổi khí hậu. Trong ảnh: Toàn cảnh Hội nghị thượng đỉnh khí hậu thế giới, diễn ra dưới hình thức trực tuyến, ngày 22/4/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 19/4/2021, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh cho biết Tehran luôn hoan nghênh đối thoại với Saudi Arabia. Trong ảnh: Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei (trái) và Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman. (Ảnh: DW/TTXVN)