Tại Đại hội VI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã trao trách nhiệm cho ông Nguyễn Văn Linh là Tổng Bí thư của Đảng. Với cương vị mới, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của người cầm lái số 1 con thuyền cách mạng Việt Nam ở những năm đầu của công cuộc đổi mới đất nước - thời điểm cực kỳ khó khăn và đầy bất trắc.
Tìm đường đi trong "mớ bòng bong"
Trước đổi mới, đất nước chìm sâu trong khủng hoảng kinh tế-xã hội, tình hình sản xuất trì trệ, các chỉ tiêu kinh tế của kế hoạch 5 năm (1981-1985) đều không đạt, nhiều lĩnh vực mức tăng trưởng là số âm, lạm phát tăng phi mã, đời sống của cán bộ, công chức và nhân dân vô cùng khó khăn, hơn 7 triệu người thiếu đói, dự trữ quốc gia đặc biệt là ngoại tệ cực thấp.
Trong khi đó, tình hình thế giới diễn biến ngày càng xấu, bất lợi cho Việt Nam. Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và châu Âu đứng trước khả năng bị sụp đổ.
Sau Đại hội VI, Việt Nam chẳng những không còn nhận được viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa, mà trao đổi ngang giá cũng chững lại, thị trường xuất khẩu ngày càng bị thu hẹp.
Cùng lúc đó, các thế lực đế quốc và phản động quốc tế triệt để lợi dụng tình hình để vu cáo, xuyên tạc, thực hiện “diễn biến hòa bình,” ra sức bao vây, cấm vận, cô lập Việt Nam.
Trước tình hình đó, Đảng Cộng sản Việt Nam và Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đều nhận thấy đổi mới thì sống, không đổi mới thì chết. Nhưng đổi mới như thế nào thì thắng lợi, thì sống là những điều khiến các nhà lãnh đạo đất nước trăn trở.
Trong mớ bòng bong của những vấn đề trong nước và quốc tế chằng chịt, đan xen vô cùng phức tạp rối ren, nếu không biết đổi mới bắt đầu từ đâu, theo phương châm, tư tưởng chỉ đạo và nguyên tắc nào để gỡ mối đi ra thì đổi mới cũng có thể chết. Trọng trách này trước hết đặt trên vai Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh.
Người đứng đầu Đảng suy nghĩ, trăn trở tìm khâu đột phá đầu tiên cho đổi mới. Ngay sau Đại hội VI, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ hai và chọn vấn đề phân phối, lưu thông làm chủ đề chính.
“Giải quyết vấn đề phân phối, lưu thông có liên quan chặt chẽ với quá trình sản xuất, với tổng thể cơ chế quản lý nền kinh tế quốc dân... Làm được việc đó, chắc chắn sẽ là bước khởi đầu tốt đẹp, tạo đà chuyển biến mạnh mẽ cho những bước sau,” Tổng Bí thư phân tích.
Trung ương đã bàn thảo rất kỹ và đi tới thống nhất lấy phân phối, lưu thông làm khâu đột phá đầu tiên của đổi mới.
Phân tích nguyên nhân trực tiếp của lạm phát phi mã ở Việt Nam vào thời điểm đó là bội chi ngân sách liên tục làm cho giá cả rối ren, tăng vọt, đời sống của cán bộ và nhân dân gặp nhiều khó khăn, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh chỉ đạo thực hiện ngay bốn giảm: giảm tốc độ bội chi ngân sách, giảm nhịp độ tăng giá, giảm tốc độ lạm phát và giảm khó khăn về đời sống của nhân dân.
Tổng Bí thư cũng yêu cầu thi hành một số biện pháp cấp bách: tách hệ thống tài chính ra khỏi ngân hàng, lập kho bạc nhà nước, bơm tiền cho lưu thông, mở rộng giao lưu hàng hóa, xóa bỏ “ngăn sông, cấm chợ.”
Những tư tưởng chỉ đạo đúng đắn này được các cơ quan Nhà nước triển khai kịp thời, đồng bộ và kiên quyết đã tác động tích cực và mạnh mẽ đến quá trình sản xuất và lưu thông, tháo gỡ những ách tắc cho “đầu vào” và “đầu ra” của sản xuất, tạo ra động lực cho sản xuất phát triển. Nhờ đó, tình trạng khan hiếm nhiều loại hàng hóa được khắc phục từng bước, tiền lương, giá cả, ngân sách, lãi suất ngân hàng dần dần được giải quyết tốt; lạm phát từ ba con số (1987) đã giảm xuống hai con số (61% năm 1991).
Không chỉ vậy, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đặc biệt chú ý chỉ đạo giải phóng sức sản xuất trong nông nghiệp bởi trong việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, phải lấy mặt trận nông nghiệp làm khâu đột phá.
Năm 1988, Tổng Bí thư đã chủ trì Hội nghị Bộ Chính trị, đánh giá mặt được và những hạn chế sau 7 năm thực hiện “khoán 100” trong nông nghiệp, và đi tới Nghị quyết số 10 của Bộ Chính trị (khoán 10).
Nghị quyết này đi nhanh vào cuộc sống đã giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất trong nông nghiệp. Chỉ sau một năm từ một nước hằng năm phải nhập nửa triệu tấn lương thực, năm 1989, Việt Nam đã sản xuất đủ nhu cầu trong nước, còn xuất khẩu được hơn 1 triệu tấn gạo.
Mài sắc ngòi bút cho báo chí
Cùng thời gian lãnh đạo thực hiện những đột phá trên lĩnh vực kinh tế-tài chính, thực hiện phương châm của Đại hội VI như dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã khởi xướng chuyên mục những việc cần làm ngay trên báo chí.
Ngày 25/5/1987, báo Nhân Dân đăng bài đầu tiên “Những việc cần làm ngay” dưới ký tên N.V.L.
Bài viết nêu rõ: "Thực hiện đổi mới, thì việc chống tiêu cực đã thành nhiệm vụ quan trọng dọn đường cho việc thực hiện Nghị quyết Đại hội VI và các nghị quyết khác của Đảng nhằm đưa nước nhà khỏi cảnh khó khăn, đi đến ổn định tình hình mọi mặt, làm cho dân bớt khổ, ngày càng được hạnh phúc.
Tổng Bí thư đòi hỏi báo chí phải là vũ khí sắc bén, nhà báo phải là chiến sĩ dũng cảm trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực.
Trên báo Nhân Dân ngày 24/6/1987, tác giả N.V.L viết: “Nhà báo phải có tấm lòng cương trực: yêu người làm đúng, làm tốt để ca ngợi; ghét kẻ làm xấu, làm sai, làm ác để lên án.”
Cuộc đấu tranh chống tiêu cực được tác giả N.V.L khởi xướng đã mau chóng trở thành một phong trào rộng lớn trên báo chí và các phương tiện thông tin cả nước.
Chính người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam nhận định: “Báo chí hưởng ứng đã có tác dụng tốt, tạo khí thế trong nhân dân để đẩy mạnh phê bình, tự phê bình, chống bọn tham nhũng, ăn cắp, ức hiếp nhân dân. Phải tiếp tục phanh phui các vụ, việc và xử lý thật nghiêm.”
Đổi mới ở Việt Nam giành thắng lợi là nhờ ngay từ đầu đã xác định rõ mục tiêu, nội dung, phương châm, tư tưởng chỉ đạo cốt lõi và nguyên tắc của đổi mới. Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã có cống hiến to lớn trong việc xác định những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo công cuộc đổi mới của dân tộc. Những nguyên tắc này được hình thành ở Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (3/1989) và Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (8/1989); bổ sung và được hoàn thiện tại Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (3/1990).
Những nguyên tắc này đã trở thành cơ sở để thống nhất tư tưởng và hành động trong toàn Đảng, toàn dân, là sự bảo đảm chắc chắn cho sự nghiệp đổi mới không bị chệch hướng xã hội chủ nghĩa và đi tới thành công.
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã nêu ra và kiên trì thực hiện đổi mới có nguyên tắc - đổi mới nhưng luôn luôn giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Nhờ vậy đã củng cố sự thống nhất về tư tưởng và hành động trong Đảng, chấn chỉnh được những biểu hiện dao động, chệch hướng, mất niềm tin, đem lại định hướng vững chắc cho sự nghiệp đổi mới.
Tổng Bí thư xác định: “Để tiến hành công cuộc đổi mới ở bất cứ lĩnh vực nào của đời sống xã hội, cần phải chuẩn bị trước về cơ sở lý luận. Sự khám phá về lý luận phải là tiền đề và điều kiện cơ bản làm cơ sở cho sự đổi mới trong hoạt động thực tiễn.” Như vậy là lý luận luôn gắn với thực tiễn và từ tổng kết thực tiễn mà rút ra những kết luận mới bổ sung cho lý luận.
Cùng đổi mới tư duy lý luận, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh chú ý đổi mới công tác cán bộ và thực hiện các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng. Dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã tự phê bình và phê bình trước Hội nghị Trung ương lần thứ VIII (3/1990) về việc lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội VI. Những sai phạm về nguyên tắc đổi mới, tuyên truyền quan điểm đa nguyên, đa Đảng, vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức và kỷ luật Đảng đã bị phê phán nghiêm khắc và xử lý kỷ luật.
Đưa con thuyền Việt Nam tiến ra biển lớn
Bên cạnh đó, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh quyết định điều chỉnh chính sách đối ngoại, phá thế bất lợi, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới. Quan điểm này được Hội nghị Bộ Chính trị (20/5/1988) bàn thảo và thống nhất trong Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị về điều chỉnh đường lối đối ngoại, tập trung giữ vững môi trường quốc tế hòa bình và phát triển kinh tế.
Tổng Bí thư và Bộ Chính trị thống nhất xác định ba ưu tiên hàng đầu trong đối ngoại lúc này là rút quân khỏi Campuchia, bình thường hóa quan hệ Việt-Trung và cải thiện đi tới bình thường hóa quan hệ với Mỹ.
Tại buổi lễ kỷ niệm lần thứ 10 Quốc khánh Cộng hòa Nhân dân Campuchia, khi đó lực lượng của bạn đã đủ mạnh, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh tuyên bố Việt Nam sẽ rút hết quân khỏi Campuchia vào tháng 9/1989. Sự kiện Việt Nam rút hết quân khỏi Campuchia đã vô hiệu hóa con bài của các thế lực phản động, đồng thời nó cũng mở đường cho việc xóa bỏ cấm vận của Mỹ, tiến tới bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.
Các nước phương Tây và ASEAN đã vượt qua lệnh cấm vận của Mỹ, bắt đầu làm ăn với Việt Nam.
Năm 1989, việc bình thường hóa quan hệ Việt-Trung đã đáp ứng lợi ích của hai nước, đồng thời góp phần vào tăng cường hòa bình, ổn định hợp tác ở khu vực; góp phần làm thay đổi tích cực tình hình Đông Nam Á; từ đây các nước ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, nhiều nước thuộc châu Á và cả Hoa Kỳ đã lần lượt bình thường hóa quan hệ và làm ăn với Việt Nam.
Những năm đầu đổi mới, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh còn tiến hành nhiều hoạt động ngoại giao khác nhằm mở rộng quan hệ đối ngoại và nâng cao vị thế của nước Việt Nam trên trường quốc tế.
“Việt Nam luôn luôn muốn có quan hệ tốt đối với nhân dân Mỹ, chính phủ Mỹ. Chiến tranh đã kết thúc 15 năm mà chưa có quan hệ bình thường là chậm. Việt Nam sẵn sàng giải quyết mọi trở ngại trên con đường bình thường hóa; trở ngại còn lại là ở phía Mỹ,” Tổng Bí thư tuyên bố với các nhà báo quốc tế.
Những năm đầu trong công cuộc đổi mới, với những hoạt động đối ngoại liên tục, tích cực, chủ động và nhạy bén, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã góp phần từng bước phá vỡ thế bao vây, cô lập của kẻ thù đối với Việt Nam, giảm áp lực chính trị-ngoại giao đối với Việt Nam khi chủ nghĩa xã hội trên thế giới khủng hoảng, mở ra bước chuyển mới trên thực tế thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở: Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển.
Những năm đầu của công cuộc đổi mới, khó khăn chồng chất, có lúc tưởng chừng đổi mới thất bại nhưng với tài năng và đức độ của "thuyền trưởng" - Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, con thuyền cách mạng Việt Nam thời kỳ đổi mới đã vượt qua ghềnh thác và bão tố từng bước giành thắng lợi. Đây cũng là những tiền đề quan trọng tiến thẳng theo con đường định hướng xã hội chủ nghĩa và tiếp tục giành thắng lợi vẻ vang từ sau khóa VI của Đảng./.
Tìm đường đi trong "mớ bòng bong"
Trước đổi mới, đất nước chìm sâu trong khủng hoảng kinh tế-xã hội, tình hình sản xuất trì trệ, các chỉ tiêu kinh tế của kế hoạch 5 năm (1981-1985) đều không đạt, nhiều lĩnh vực mức tăng trưởng là số âm, lạm phát tăng phi mã, đời sống của cán bộ, công chức và nhân dân vô cùng khó khăn, hơn 7 triệu người thiếu đói, dự trữ quốc gia đặc biệt là ngoại tệ cực thấp.
Trong khi đó, tình hình thế giới diễn biến ngày càng xấu, bất lợi cho Việt Nam. Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và châu Âu đứng trước khả năng bị sụp đổ.
Sau Đại hội VI, Việt Nam chẳng những không còn nhận được viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa, mà trao đổi ngang giá cũng chững lại, thị trường xuất khẩu ngày càng bị thu hẹp.
Cùng lúc đó, các thế lực đế quốc và phản động quốc tế triệt để lợi dụng tình hình để vu cáo, xuyên tạc, thực hiện “diễn biến hòa bình,” ra sức bao vây, cấm vận, cô lập Việt Nam.
Trước tình hình đó, Đảng Cộng sản Việt Nam và Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đều nhận thấy đổi mới thì sống, không đổi mới thì chết. Nhưng đổi mới như thế nào thì thắng lợi, thì sống là những điều khiến các nhà lãnh đạo đất nước trăn trở.
Trong mớ bòng bong của những vấn đề trong nước và quốc tế chằng chịt, đan xen vô cùng phức tạp rối ren, nếu không biết đổi mới bắt đầu từ đâu, theo phương châm, tư tưởng chỉ đạo và nguyên tắc nào để gỡ mối đi ra thì đổi mới cũng có thể chết. Trọng trách này trước hết đặt trên vai Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh.
Người đứng đầu Đảng suy nghĩ, trăn trở tìm khâu đột phá đầu tiên cho đổi mới. Ngay sau Đại hội VI, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ hai và chọn vấn đề phân phối, lưu thông làm chủ đề chính.
“Giải quyết vấn đề phân phối, lưu thông có liên quan chặt chẽ với quá trình sản xuất, với tổng thể cơ chế quản lý nền kinh tế quốc dân... Làm được việc đó, chắc chắn sẽ là bước khởi đầu tốt đẹp, tạo đà chuyển biến mạnh mẽ cho những bước sau,” Tổng Bí thư phân tích.
Trung ương đã bàn thảo rất kỹ và đi tới thống nhất lấy phân phối, lưu thông làm khâu đột phá đầu tiên của đổi mới.
Phân tích nguyên nhân trực tiếp của lạm phát phi mã ở Việt Nam vào thời điểm đó là bội chi ngân sách liên tục làm cho giá cả rối ren, tăng vọt, đời sống của cán bộ và nhân dân gặp nhiều khó khăn, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh chỉ đạo thực hiện ngay bốn giảm: giảm tốc độ bội chi ngân sách, giảm nhịp độ tăng giá, giảm tốc độ lạm phát và giảm khó khăn về đời sống của nhân dân.
Tổng Bí thư cũng yêu cầu thi hành một số biện pháp cấp bách: tách hệ thống tài chính ra khỏi ngân hàng, lập kho bạc nhà nước, bơm tiền cho lưu thông, mở rộng giao lưu hàng hóa, xóa bỏ “ngăn sông, cấm chợ.”
Những tư tưởng chỉ đạo đúng đắn này được các cơ quan Nhà nước triển khai kịp thời, đồng bộ và kiên quyết đã tác động tích cực và mạnh mẽ đến quá trình sản xuất và lưu thông, tháo gỡ những ách tắc cho “đầu vào” và “đầu ra” của sản xuất, tạo ra động lực cho sản xuất phát triển. Nhờ đó, tình trạng khan hiếm nhiều loại hàng hóa được khắc phục từng bước, tiền lương, giá cả, ngân sách, lãi suất ngân hàng dần dần được giải quyết tốt; lạm phát từ ba con số (1987) đã giảm xuống hai con số (61% năm 1991).
Không chỉ vậy, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đặc biệt chú ý chỉ đạo giải phóng sức sản xuất trong nông nghiệp bởi trong việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, phải lấy mặt trận nông nghiệp làm khâu đột phá.
Năm 1988, Tổng Bí thư đã chủ trì Hội nghị Bộ Chính trị, đánh giá mặt được và những hạn chế sau 7 năm thực hiện “khoán 100” trong nông nghiệp, và đi tới Nghị quyết số 10 của Bộ Chính trị (khoán 10).
Nghị quyết này đi nhanh vào cuộc sống đã giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất trong nông nghiệp. Chỉ sau một năm từ một nước hằng năm phải nhập nửa triệu tấn lương thực, năm 1989, Việt Nam đã sản xuất đủ nhu cầu trong nước, còn xuất khẩu được hơn 1 triệu tấn gạo.
Mài sắc ngòi bút cho báo chí
Cùng thời gian lãnh đạo thực hiện những đột phá trên lĩnh vực kinh tế-tài chính, thực hiện phương châm của Đại hội VI như dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã khởi xướng chuyên mục những việc cần làm ngay trên báo chí.
Ngày 25/5/1987, báo Nhân Dân đăng bài đầu tiên “Những việc cần làm ngay” dưới ký tên N.V.L.
Bài viết nêu rõ: "Thực hiện đổi mới, thì việc chống tiêu cực đã thành nhiệm vụ quan trọng dọn đường cho việc thực hiện Nghị quyết Đại hội VI và các nghị quyết khác của Đảng nhằm đưa nước nhà khỏi cảnh khó khăn, đi đến ổn định tình hình mọi mặt, làm cho dân bớt khổ, ngày càng được hạnh phúc.
Tổng Bí thư đòi hỏi báo chí phải là vũ khí sắc bén, nhà báo phải là chiến sĩ dũng cảm trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực.
Trên báo Nhân Dân ngày 24/6/1987, tác giả N.V.L viết: “Nhà báo phải có tấm lòng cương trực: yêu người làm đúng, làm tốt để ca ngợi; ghét kẻ làm xấu, làm sai, làm ác để lên án.”
Cuộc đấu tranh chống tiêu cực được tác giả N.V.L khởi xướng đã mau chóng trở thành một phong trào rộng lớn trên báo chí và các phương tiện thông tin cả nước.
Chính người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam nhận định: “Báo chí hưởng ứng đã có tác dụng tốt, tạo khí thế trong nhân dân để đẩy mạnh phê bình, tự phê bình, chống bọn tham nhũng, ăn cắp, ức hiếp nhân dân. Phải tiếp tục phanh phui các vụ, việc và xử lý thật nghiêm.”
Đổi mới ở Việt Nam giành thắng lợi là nhờ ngay từ đầu đã xác định rõ mục tiêu, nội dung, phương châm, tư tưởng chỉ đạo cốt lõi và nguyên tắc của đổi mới. Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã có cống hiến to lớn trong việc xác định những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo công cuộc đổi mới của dân tộc. Những nguyên tắc này được hình thành ở Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (3/1989) và Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (8/1989); bổ sung và được hoàn thiện tại Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (3/1990).
Những nguyên tắc này đã trở thành cơ sở để thống nhất tư tưởng và hành động trong toàn Đảng, toàn dân, là sự bảo đảm chắc chắn cho sự nghiệp đổi mới không bị chệch hướng xã hội chủ nghĩa và đi tới thành công.
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã nêu ra và kiên trì thực hiện đổi mới có nguyên tắc - đổi mới nhưng luôn luôn giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Nhờ vậy đã củng cố sự thống nhất về tư tưởng và hành động trong Đảng, chấn chỉnh được những biểu hiện dao động, chệch hướng, mất niềm tin, đem lại định hướng vững chắc cho sự nghiệp đổi mới.
Tổng Bí thư xác định: “Để tiến hành công cuộc đổi mới ở bất cứ lĩnh vực nào của đời sống xã hội, cần phải chuẩn bị trước về cơ sở lý luận. Sự khám phá về lý luận phải là tiền đề và điều kiện cơ bản làm cơ sở cho sự đổi mới trong hoạt động thực tiễn.” Như vậy là lý luận luôn gắn với thực tiễn và từ tổng kết thực tiễn mà rút ra những kết luận mới bổ sung cho lý luận.
Cùng đổi mới tư duy lý luận, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh chú ý đổi mới công tác cán bộ và thực hiện các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng. Dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã tự phê bình và phê bình trước Hội nghị Trung ương lần thứ VIII (3/1990) về việc lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội VI. Những sai phạm về nguyên tắc đổi mới, tuyên truyền quan điểm đa nguyên, đa Đảng, vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức và kỷ luật Đảng đã bị phê phán nghiêm khắc và xử lý kỷ luật.
Đưa con thuyền Việt Nam tiến ra biển lớn
Bên cạnh đó, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh quyết định điều chỉnh chính sách đối ngoại, phá thế bất lợi, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới. Quan điểm này được Hội nghị Bộ Chính trị (20/5/1988) bàn thảo và thống nhất trong Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị về điều chỉnh đường lối đối ngoại, tập trung giữ vững môi trường quốc tế hòa bình và phát triển kinh tế.
Tổng Bí thư và Bộ Chính trị thống nhất xác định ba ưu tiên hàng đầu trong đối ngoại lúc này là rút quân khỏi Campuchia, bình thường hóa quan hệ Việt-Trung và cải thiện đi tới bình thường hóa quan hệ với Mỹ.
Tại buổi lễ kỷ niệm lần thứ 10 Quốc khánh Cộng hòa Nhân dân Campuchia, khi đó lực lượng của bạn đã đủ mạnh, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh tuyên bố Việt Nam sẽ rút hết quân khỏi Campuchia vào tháng 9/1989. Sự kiện Việt Nam rút hết quân khỏi Campuchia đã vô hiệu hóa con bài của các thế lực phản động, đồng thời nó cũng mở đường cho việc xóa bỏ cấm vận của Mỹ, tiến tới bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.
Các nước phương Tây và ASEAN đã vượt qua lệnh cấm vận của Mỹ, bắt đầu làm ăn với Việt Nam.
Năm 1989, việc bình thường hóa quan hệ Việt-Trung đã đáp ứng lợi ích của hai nước, đồng thời góp phần vào tăng cường hòa bình, ổn định hợp tác ở khu vực; góp phần làm thay đổi tích cực tình hình Đông Nam Á; từ đây các nước ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, nhiều nước thuộc châu Á và cả Hoa Kỳ đã lần lượt bình thường hóa quan hệ và làm ăn với Việt Nam.
Những năm đầu đổi mới, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh còn tiến hành nhiều hoạt động ngoại giao khác nhằm mở rộng quan hệ đối ngoại và nâng cao vị thế của nước Việt Nam trên trường quốc tế.
“Việt Nam luôn luôn muốn có quan hệ tốt đối với nhân dân Mỹ, chính phủ Mỹ. Chiến tranh đã kết thúc 15 năm mà chưa có quan hệ bình thường là chậm. Việt Nam sẵn sàng giải quyết mọi trở ngại trên con đường bình thường hóa; trở ngại còn lại là ở phía Mỹ,” Tổng Bí thư tuyên bố với các nhà báo quốc tế.
Những năm đầu trong công cuộc đổi mới, với những hoạt động đối ngoại liên tục, tích cực, chủ động và nhạy bén, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã góp phần từng bước phá vỡ thế bao vây, cô lập của kẻ thù đối với Việt Nam, giảm áp lực chính trị-ngoại giao đối với Việt Nam khi chủ nghĩa xã hội trên thế giới khủng hoảng, mở ra bước chuyển mới trên thực tế thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở: Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển.
Những năm đầu của công cuộc đổi mới, khó khăn chồng chất, có lúc tưởng chừng đổi mới thất bại nhưng với tài năng và đức độ của "thuyền trưởng" - Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, con thuyền cách mạng Việt Nam thời kỳ đổi mới đã vượt qua ghềnh thác và bão tố từng bước giành thắng lợi. Đây cũng là những tiền đề quan trọng tiến thẳng theo con đường định hướng xã hội chủ nghĩa và tiếp tục giành thắng lợi vẻ vang từ sau khóa VI của Đảng./.
PGS. TS Hoàng Trang (Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh)