Tại buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh An Giang, sáng 27/8, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng biểu dương những nỗ lực cố gắng của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân An Giang, đã phát huy bề dày truyền thống của một tỉnh nông nghiệp, nghiêm túc triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW và đã đạt được kết quả toàn diện trên các lĩnh vực.
Tổng Bí thư nhấn mạnh 5 vấn đề cần đặc biệt quan tâm trong quá trình tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW. Đó là công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai và việc giải quyết thấu đáo các vấn đề phát sinh trong quá trình tích tụ ruộng đất đáp ứng yêu cầu sản xuất lớn, nhất là việc thực hiện các chính sách đối với một bộ phận nông dân không còn hoặc thiếu đất sản xuất, hạn chế phân hóa giàu-nghèo, quan tâm đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người dân nông thôn...
Là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, An Giang cần đặc biệt quan tâm, có kế hoạch lâu dài để ứng phó trước những ảnh hưởng do biến đổi khí hậu gây ra, ứng phó với tình trạng nước biển dâng cao, kiểm soát lũ hiệu quả, bảo vệ môi trường sinh thái...
Tổng Bí thư nhấn mạnh, cùng với tăng trưởng kinh tế, An Giang cần hết sức quan tâm thực hiện các chủ trương, chính sách nhằm bảo đảm công bằng xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
An Giang là tỉnh đầu nguồn lưu vực sông Cửu Long, có nhiều tiềm năng, thế mạnh về phát triển nông nghiệp, nhất là cây lúa và nuôi trồng thủy sản. Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân.
Đến nay, 80/136 xã trong toàn tỉnh đã có đường giao thông đến trung tâm xã đạt chuẩn; hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và dân sinh; 100% số xã có điện lưới quốc gia; 97% số xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học; hơn 98% số xã đạt chuẩn y tế xã; 93,65% số xã có điểm phục vụ bưu chính viễn thông, trong đó Internet phủ kín địa bàn 80/136 xã; 67% số dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; 51% số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh...
Năm nay, An Giang tiếp tục giành thắng lợi trong sản xuất nông nghiệp, với tổng diện tích gieo trồng đạt trên 644.000ha, năng suất lúa bình quân đạt 6,33 tấn/ha (cao hơn mức bình quân chung của cả nước khoảng 1 tấn/ha); sản lượng lương thực ước đạt 3,83 triệu tấn; trên 80% diện tích gieo trồng các giống lúa chất lượng cao. Nuôi trồng thủy sản, nhất là cá tra phát triển mạnh, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Với vai trò động lực phát triển kinh tế, nông nghiệp đã đóng góp chủ yếu vào sự tăng trưởng GDP, cũng như kim ngạch xuất khẩu của tỉnh (GDP tăng trưởng trên 10%, kim ngạch xuất khẩu đạt 700 triệu USD trong năm qua); góp phần nâng thu nhập bình quân đầu người lên hơn 21 triệu đồng/người/năm, vượt chỉ tiêu nghị quyết Đảng bộ tỉnh đề ra...
Trong thời gian thăm và làm việc tại An Giang, từ 26-27/8, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn công tác đã đi thăm, kiểm tra tình hình thực tế tại xã Vĩnh Phú, huyện Thoại Sơn - địa phương đạt nhiều thành tích nổi bật trong phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm (với cơ cấu vốn đầu tư là 40-60%), đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, thực hiện cơ giới hóa trong nông nghiệp...
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm hỏi, tặng quà một số gia đình nông dân tiêu biểu như gia đình ông Thạch Văn Thơ ở tổ 7, gia đình ông Tạ Văn Thái ở tổ 6, đều thuộc ấp Trung Phú 1, xã Vĩnh Phú, huyện Thoại Sơn./.
Tổng Bí thư nhấn mạnh 5 vấn đề cần đặc biệt quan tâm trong quá trình tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW. Đó là công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai và việc giải quyết thấu đáo các vấn đề phát sinh trong quá trình tích tụ ruộng đất đáp ứng yêu cầu sản xuất lớn, nhất là việc thực hiện các chính sách đối với một bộ phận nông dân không còn hoặc thiếu đất sản xuất, hạn chế phân hóa giàu-nghèo, quan tâm đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người dân nông thôn...
Là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, An Giang cần đặc biệt quan tâm, có kế hoạch lâu dài để ứng phó trước những ảnh hưởng do biến đổi khí hậu gây ra, ứng phó với tình trạng nước biển dâng cao, kiểm soát lũ hiệu quả, bảo vệ môi trường sinh thái...
Tổng Bí thư nhấn mạnh, cùng với tăng trưởng kinh tế, An Giang cần hết sức quan tâm thực hiện các chủ trương, chính sách nhằm bảo đảm công bằng xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
An Giang là tỉnh đầu nguồn lưu vực sông Cửu Long, có nhiều tiềm năng, thế mạnh về phát triển nông nghiệp, nhất là cây lúa và nuôi trồng thủy sản. Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân.
Đến nay, 80/136 xã trong toàn tỉnh đã có đường giao thông đến trung tâm xã đạt chuẩn; hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và dân sinh; 100% số xã có điện lưới quốc gia; 97% số xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học; hơn 98% số xã đạt chuẩn y tế xã; 93,65% số xã có điểm phục vụ bưu chính viễn thông, trong đó Internet phủ kín địa bàn 80/136 xã; 67% số dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; 51% số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh...
Năm nay, An Giang tiếp tục giành thắng lợi trong sản xuất nông nghiệp, với tổng diện tích gieo trồng đạt trên 644.000ha, năng suất lúa bình quân đạt 6,33 tấn/ha (cao hơn mức bình quân chung của cả nước khoảng 1 tấn/ha); sản lượng lương thực ước đạt 3,83 triệu tấn; trên 80% diện tích gieo trồng các giống lúa chất lượng cao. Nuôi trồng thủy sản, nhất là cá tra phát triển mạnh, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Với vai trò động lực phát triển kinh tế, nông nghiệp đã đóng góp chủ yếu vào sự tăng trưởng GDP, cũng như kim ngạch xuất khẩu của tỉnh (GDP tăng trưởng trên 10%, kim ngạch xuất khẩu đạt 700 triệu USD trong năm qua); góp phần nâng thu nhập bình quân đầu người lên hơn 21 triệu đồng/người/năm, vượt chỉ tiêu nghị quyết Đảng bộ tỉnh đề ra...
Trong thời gian thăm và làm việc tại An Giang, từ 26-27/8, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn công tác đã đi thăm, kiểm tra tình hình thực tế tại xã Vĩnh Phú, huyện Thoại Sơn - địa phương đạt nhiều thành tích nổi bật trong phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm (với cơ cấu vốn đầu tư là 40-60%), đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, thực hiện cơ giới hóa trong nông nghiệp...
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm hỏi, tặng quà một số gia đình nông dân tiêu biểu như gia đình ông Thạch Văn Thơ ở tổ 7, gia đình ông Tạ Văn Thái ở tổ 6, đều thuộc ấp Trung Phú 1, xã Vĩnh Phú, huyện Thoại Sơn./.
Nguyễn Thị Sự (TTXVN/Vietnam+)