Từ ngày 6/9, người lao động trong nhiều ngành kinh tế và xã hội ở Pháp đã bắt đầu đình công hưởng ứng "Ngày hành động toàn quốc" phản đối kế hoạch của chính phủ về cải cách hệ thống hưu trí.
Cuộc tổng bãi công lần này là đợt hành động đấu tranh mới nhất trong hàng loạt hành động từ nhiều tháng qua do các tổ chức công đoàn ở Pháp phát động phản đối kế hoạch cải cách gây nhiều tranh cãi nói trên của chính phủ. Đây là đợt hành động toàn quốc lần thứ 3 do các tổ chức công đoàn lớn ở Pháp phát động kể từ đầu năm nay.
Mở đầu đợt hành động đấu tranh này là cuộc đình công của giáo viên các trường trung học và tiểu học phản đối việc cắt giảm số lượng giáo viên, nhân viên ngành giáo dục, đòi cải thiện điều kiện làm việc hiện đang có xu hướng ngày càng xấu đi.
Theo kế hoạch của Tổng liên đoàn lao động Pháp (CGT), đỉnh điểm của đợt hành động là ngày 7/9 với các cuộc biểu tình và bãi công có sự tham gia của khoảng 2 triệu người, đặc biệt tập trung trong nhiều ngành dịch vụ quan trọng như giao thông vận tải, dịch vụ công cộng và ngân hàng, đe dọa ảnh hưởng lớn đến hoạt động vận tải đường bộ, đường sắt và hàng không tại các sân bay lớn ở Pháp trong ngày 7/9.
Cải cách chế độ hưu trí là một trong số những ưu tiên cải cách mà Chính phủ Pháp đã chính thức công bố, theo đó, từ nay đến năm 2018, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động Pháp sẽ được nâng lên 62 tuổi so với quy định hiện hành là 60 tuổi. Chính phủ Pháp coi đây là một trong những biện pháp quan trọng để đối phó với tình trạng thâm hụt ngân sách quốc gia ngày càng tăng đang đe dọa nền kinh tế.
Trong vòng hai năm qua, thâm hụt trong ngân sách hưu trí của Pháp đã tăng gấp 3 lần, lên tới 32 tỷ euro năm nay và có nguy cơ lên tới 45 tỷ euro vào năm 2020 nếu không có các biện pháp mới để giải quyết tình trạng này. Song dư luận người lao động ở Pháp không ủng hộ kế hoạch này bởi lo ngại về những ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống của người lao động vốn đã khó khăn hiện nay.
Từ nhiều tháng qua đã có hàng loạt cuộc biểu tình, bãi công do các tổ chức công đoàn lớn ở Pháp tổ chức với sự tham gia của hàng trăm nghìn người nhằm đấu tranh đòi chính phủ thay đổi kế hoạch.
Cho đến nay, Chính phủ Pháp vẫn thể hiện lập trường kiên quyết tiến hành kế hoạch cải cách vì coi đó là một trong số những biện pháp cần thiết để vực dậy nền kinh tế Pháp trong bối cảnh khó khăn hiện nay./.
Cuộc tổng bãi công lần này là đợt hành động đấu tranh mới nhất trong hàng loạt hành động từ nhiều tháng qua do các tổ chức công đoàn ở Pháp phát động phản đối kế hoạch cải cách gây nhiều tranh cãi nói trên của chính phủ. Đây là đợt hành động toàn quốc lần thứ 3 do các tổ chức công đoàn lớn ở Pháp phát động kể từ đầu năm nay.
Mở đầu đợt hành động đấu tranh này là cuộc đình công của giáo viên các trường trung học và tiểu học phản đối việc cắt giảm số lượng giáo viên, nhân viên ngành giáo dục, đòi cải thiện điều kiện làm việc hiện đang có xu hướng ngày càng xấu đi.
Theo kế hoạch của Tổng liên đoàn lao động Pháp (CGT), đỉnh điểm của đợt hành động là ngày 7/9 với các cuộc biểu tình và bãi công có sự tham gia của khoảng 2 triệu người, đặc biệt tập trung trong nhiều ngành dịch vụ quan trọng như giao thông vận tải, dịch vụ công cộng và ngân hàng, đe dọa ảnh hưởng lớn đến hoạt động vận tải đường bộ, đường sắt và hàng không tại các sân bay lớn ở Pháp trong ngày 7/9.
Cải cách chế độ hưu trí là một trong số những ưu tiên cải cách mà Chính phủ Pháp đã chính thức công bố, theo đó, từ nay đến năm 2018, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động Pháp sẽ được nâng lên 62 tuổi so với quy định hiện hành là 60 tuổi. Chính phủ Pháp coi đây là một trong những biện pháp quan trọng để đối phó với tình trạng thâm hụt ngân sách quốc gia ngày càng tăng đang đe dọa nền kinh tế.
Trong vòng hai năm qua, thâm hụt trong ngân sách hưu trí của Pháp đã tăng gấp 3 lần, lên tới 32 tỷ euro năm nay và có nguy cơ lên tới 45 tỷ euro vào năm 2020 nếu không có các biện pháp mới để giải quyết tình trạng này. Song dư luận người lao động ở Pháp không ủng hộ kế hoạch này bởi lo ngại về những ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống của người lao động vốn đã khó khăn hiện nay.
Từ nhiều tháng qua đã có hàng loạt cuộc biểu tình, bãi công do các tổ chức công đoàn lớn ở Pháp tổ chức với sự tham gia của hàng trăm nghìn người nhằm đấu tranh đòi chính phủ thay đổi kế hoạch.
Cho đến nay, Chính phủ Pháp vẫn thể hiện lập trường kiên quyết tiến hành kế hoạch cải cách vì coi đó là một trong số những biện pháp cần thiết để vực dậy nền kinh tế Pháp trong bối cảnh khó khăn hiện nay./.
(TTXVN/Vietnam+)