Sáng 2/4, các tác giả và 20 tác phẩm, công trình sáng tạo nghệ thuật về đề tài 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội đã được tôn vinh tại Lễ trao giải thưởng văn học nghệ thuật Thủ đô năm 2009.
Ông Bằng Việt, Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội - đơn vị tổ chức giải thưởng - đồng thời là Chủ tịch Hội đồng giải thưởng cho biết có tất cả 25 tác phẩm và công trình được đề cử vào giải thưởng năm nay.
Hội đồng giải thưởng đã trực tiếp xem bằng đĩa hình DVD các tác phẩm điện ảnh, vở diễn sân khấu và nghệ thuật múa, nghe bằng đĩa CD các tác phẩm âm nhạc và thảo luận, bình chọn các tác phẩm văn học, công trình biên khảo văn nghệ dân gian, tác phẩm hội họa, nhiếp ảnh.
Sau khi xem xét, bỏ phiếu kín, Hội đồng giải thưởng đã nhất trí chọn được 20 tác phẩm và công trình để trao giải thưởng văn học nghệ thuật Thủ đô năm 2009 (riêng lĩnh vực kiến trúc không có Giải thưởng do Hội Kiến trúc sư Hà Nội không đề xuất tác phẩm nào).
Tại lễ trao giải, nhà thơ Đặng Thị Thanh Hương chia sẻ: "Hai năm gần đây hầu như không có giải thưởng cho thơ, nên tập thơ của tôi được trao giải là một bất ngờ, may mắn và là sự khích lệ rất lớn với tôi trên con đường sáng tác. Đặc biệt, giải thưởng được trao trước thềm Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội đã làm tăng thêm phần trang trọng và trở thành dấu ấn không bao giờ quên với những người đạt giải."
Lễ trao giải thưởng văn học nghệ thuật Thủ đô năm 2009, nhằm tôn vinh các tác giả và tác phẩm có chất lượng cao, đóng góp vào sự phát triển, cách tân các thể loại và thúc đẩy phong trào sáng tác ở Thủ đô, tạo thêm những dấu ấn mạnh mẽ cho Cuộc vận động sáng tác về đề tài 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Từ năm 2008, Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội bắt đầu tái lập Giải thưởng văn học nghệ thuật Thủ đô, nối dài truyền thống của hệ thống giải này đã được xác lập từ những năm 70-80 của thế kỷ trước.
Giải thưởng hiện nay được trao hàng năm và nằm trong hệ thống Giải thưởng Thăng Long của thành phố Hà Nội. Giải thưởng được ưu tiên xét trao cho hội viên của Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội thuộc 9 hội chuyên ngành.
Trong trường hợp tác giả chưa phải là hội viên của hội, tiêu chí quan trọng nhất là chất lượng nổi trội của tác phẩm và đề tài cũng như nhân vật của tác phẩm phải liên quan mật thiết đến đề tài Hà Nội xưa và nay, con người Hà Nội, đang sống ở Thủ đô hoặc có thể đang ở xa Thủ đô.
Ông Bằng Việt, Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội - đơn vị tổ chức giải thưởng - đồng thời là Chủ tịch Hội đồng giải thưởng cho biết có tất cả 25 tác phẩm và công trình được đề cử vào giải thưởng năm nay.
Hội đồng giải thưởng đã trực tiếp xem bằng đĩa hình DVD các tác phẩm điện ảnh, vở diễn sân khấu và nghệ thuật múa, nghe bằng đĩa CD các tác phẩm âm nhạc và thảo luận, bình chọn các tác phẩm văn học, công trình biên khảo văn nghệ dân gian, tác phẩm hội họa, nhiếp ảnh.
Sau khi xem xét, bỏ phiếu kín, Hội đồng giải thưởng đã nhất trí chọn được 20 tác phẩm và công trình để trao giải thưởng văn học nghệ thuật Thủ đô năm 2009 (riêng lĩnh vực kiến trúc không có Giải thưởng do Hội Kiến trúc sư Hà Nội không đề xuất tác phẩm nào).
Tại lễ trao giải, nhà thơ Đặng Thị Thanh Hương chia sẻ: "Hai năm gần đây hầu như không có giải thưởng cho thơ, nên tập thơ của tôi được trao giải là một bất ngờ, may mắn và là sự khích lệ rất lớn với tôi trên con đường sáng tác. Đặc biệt, giải thưởng được trao trước thềm Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội đã làm tăng thêm phần trang trọng và trở thành dấu ấn không bao giờ quên với những người đạt giải."
Lễ trao giải thưởng văn học nghệ thuật Thủ đô năm 2009, nhằm tôn vinh các tác giả và tác phẩm có chất lượng cao, đóng góp vào sự phát triển, cách tân các thể loại và thúc đẩy phong trào sáng tác ở Thủ đô, tạo thêm những dấu ấn mạnh mẽ cho Cuộc vận động sáng tác về đề tài 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Từ năm 2008, Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội bắt đầu tái lập Giải thưởng văn học nghệ thuật Thủ đô, nối dài truyền thống của hệ thống giải này đã được xác lập từ những năm 70-80 của thế kỷ trước.
Giải thưởng hiện nay được trao hàng năm và nằm trong hệ thống Giải thưởng Thăng Long của thành phố Hà Nội. Giải thưởng được ưu tiên xét trao cho hội viên của Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội thuộc 9 hội chuyên ngành.
Trong trường hợp tác giả chưa phải là hội viên của hội, tiêu chí quan trọng nhất là chất lượng nổi trội của tác phẩm và đề tài cũng như nhân vật của tác phẩm phải liên quan mật thiết đến đề tài Hà Nội xưa và nay, con người Hà Nội, đang sống ở Thủ đô hoặc có thể đang ở xa Thủ đô.
Giải thưởng văn học nghệ thuật Thủ đô năm 2009
-Về văn học: Tiểu thuyết "Họ vẫn chưa về" (tác giả Nguyễn Thế Hùng - Nhà xuất bản Phụ Nữ 2009 ), Tập tiểu luận phê bình "Bút pháp của ham muốn" (tác giả Đỗ Lai Thúy), Tập thơ "Trà nguội" (tác giả Đặng Thị Thanh Hương). -Về âm nhạc: các ca khúc "Kim Liên, Nam trấn Thăng Long" (nhạc sĩ Đặng Nhất Mai), "Phố trong làng" (nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh), "Mưa non" (nhạc sĩ Lê Minh, phổ thơ Vi Thùy Linh). -Về nhiếp ảnh: các tác phẩm "Sắc màu quê hương" (Văn Tuân), "Hành tinh xanh""Việt Nam chiến thắng" (Lê Công Quang). -Về sân khấu: các vở diễn "Oan khuất một thời" (tác giả kịch bản : Lưu Quang Hà, người chỉnh lý Lê Chức. Đạo diễn Nghệ sĩ Nhân dân Doãn Hoàng Giang do Nhà hát Chèo Hà Nội thực hiện), "Lễ mở xiêm áo" (tác giả kịch bản văn học Nguyễn Khắc Phục, chuyển thể cải lương Đình Tư. Đạo diễn Nghệ sĩ ưu tú Trần Quang Hùng, do Nhà hát Cải lương Hà Nội thực hiện), "Nàng Hến" (tác giả kịch bản Nghệ sĩ ưu tú Đặng Tiến, đạo diễn Hoàng Tuấn, do Nhà hát Múa Rối Thăng Long thực hiện). -Về mỹ thuật: tác phẩm "Thăng Long mùa lễ hội" (họa sĩ Nguyễn Tùng Ngọc, chất liệu khắc thạch cao), "Dấu xưa oai hùng" (họa sĩ Vũ Đình Tuấn, chất liệu lụa). -Về điện ảnh: tác phẩm "Bí mật vụ án Lệ Chi viên" (phim Video tư liệu nghệ thuật, Đạo diễn Phạm Hằng Giang), "Thân phận và Thơ" (phim Video tư liệu nghệ thuật, đạo diễn Văn Bích Thủy, kịch bản và lời bình Xuân Sơn). -Về múa: Công trình tìm tòi, vận động để các nghệ nhân các xã ngoại thành phục dựng lại toàn bộ chương trình gồm nhiều tiết mục và biểu diễn trên sân khấu ngoài trời tại “ Liên hoan Múa cổ Hà Nội lần thứ III ”- năm 2009 (Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội). -Về văn nghệ dân gian: "Từ điển đường phố Hà Nội" (soạn giả Giang Quân - Nhà xuất bản Hà Nội, 2009), "Nghệ thuật Múa Rối cổ truyền đất Thăng Long" (công trình nghiên cứu của tác giả Văn Học- Nhà xuất bản Sân Khấu, 2009), "Bí mật phía sau phép nhục thân của các vị thiền sư" (nhà nghiên cứu, Giáo sư Nguyễn Lân Cường). |
Hồng Hạnh (Vietnam+)