Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khẳng định, Bộ đã cùng với Bộ Tài nguyên và Môi trường bàn bạc, thảo luận và sẽ đưa tôm thẻ chân trắng và hàu Thái Bình Dương ra khỏi danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại.
Ông Tuấn cho rằng, hiện vấn đề này đang bị hiểu sai. Hai loài thủy sản trên nằm trong danh mục nguy cơ cảnh báo ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, có khả năng đe dọa đến môi trường. Trên thực tế, tôm thẻ chân trắng là đối tượng được đưa vào Việt Nam khoảng 10 năm nay. Từ những mô hình thử nghiệm thành công, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tăng dần.
Riêng trong năm 2010, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng của cả nước đạt hơn 25.300ha, trong đó các tỉnh miền Trung và miền Bắc là 17.960ha, chiếm hơn 72% tổng số diện tích, còn lại là các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Tôm thẻ chân trắng đang phát triển thương phẩm rất tốt ở nhiều địa phương như Hải Phòng, Thừa Thiên-Huế, Bạc Liêu, Cần Thơ.
Tuy nhiên, để phát triển bền vững nghề nuôi này, lãnh đạo Tổng cục Thủy sản khuyến cáo, các địa phương khi thả nuôi tôm thẻ chân trắng phải phát huy được lợi thế của loài này. Tôm thẻ chân trắng không phải loài thay thế con tôm sú và chỉ khuyến khích phát triển nuôi trong vùng đã được quy hoạch.
Tổng cục Thủy sản sẽ khuyến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng nhưng phải nuôi thâm canh, có điều kiện theo dõi, quản lý chặt chẽ. Nếu nuôi quảng canh loài này cần xem lại hiệu quả và dự báo các rủi ro có thể xảy ra cho môi trường tự nhiên.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hàu Thái Bình Dương và tôm thẻ chân trắng đang là đối tượng nuôi chủ đạo của ngành thủy sản Việt Nam. Sản lượng tôm thẻ chân trắng mỗi năm đạt hơn 100.000 tấn, chiếm hơn 30% sản lượng tôm cả nước. Đây là loại tôm chịu lạnh và có khả năng kháng bệnh tốt hơn tôm sú. Các chủng loại này đều được các cơ quan quản lý, cơ quan kiểm dịch kiểm soát chặt chẽ ngăn ngừa dịch bệnh tại các cửa khẩu.
Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành thông tư về quy định tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại, đưa tôm thẻ chân trắng và hàu Thái Bình Dương vào danh mục loài có nguy cơ xâm hại.. Các chuyên gia ngành thủy sản cho rằng, việc xếp tôm thẻ chân trắng vào danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại là vấn đề phức tạp liên quan tới khoa học, kinh tế, khoa học-kỹ thuật và bảo vệ môi trường nên việc xem xét cấm hay không cấm cần phải đưa ra thông tin khoa học với luận chứng cơ sở rõ ràng và thuyết phục
Ông Nguyễn Tiến Thể, Vụ phó Vụ Nuôi trồng Thủy sản, Tổng cục Thủy sản cho rằng, nếu hai loài sinh vật trên có tên trong danh sách sinh vật ngoại lai sẽ không được phép nhập về Việt Nam hoặc nếu được gây nuôi thì chỉ với số lượng có hạn và phải được sự cho phép của cơ quan quản lý. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sản xuất thủy sản và sinh kế của nhiều người./.
Ông Tuấn cho rằng, hiện vấn đề này đang bị hiểu sai. Hai loài thủy sản trên nằm trong danh mục nguy cơ cảnh báo ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, có khả năng đe dọa đến môi trường. Trên thực tế, tôm thẻ chân trắng là đối tượng được đưa vào Việt Nam khoảng 10 năm nay. Từ những mô hình thử nghiệm thành công, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tăng dần.
Riêng trong năm 2010, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng của cả nước đạt hơn 25.300ha, trong đó các tỉnh miền Trung và miền Bắc là 17.960ha, chiếm hơn 72% tổng số diện tích, còn lại là các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Tôm thẻ chân trắng đang phát triển thương phẩm rất tốt ở nhiều địa phương như Hải Phòng, Thừa Thiên-Huế, Bạc Liêu, Cần Thơ.
Tuy nhiên, để phát triển bền vững nghề nuôi này, lãnh đạo Tổng cục Thủy sản khuyến cáo, các địa phương khi thả nuôi tôm thẻ chân trắng phải phát huy được lợi thế của loài này. Tôm thẻ chân trắng không phải loài thay thế con tôm sú và chỉ khuyến khích phát triển nuôi trong vùng đã được quy hoạch.
Tổng cục Thủy sản sẽ khuyến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng nhưng phải nuôi thâm canh, có điều kiện theo dõi, quản lý chặt chẽ. Nếu nuôi quảng canh loài này cần xem lại hiệu quả và dự báo các rủi ro có thể xảy ra cho môi trường tự nhiên.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hàu Thái Bình Dương và tôm thẻ chân trắng đang là đối tượng nuôi chủ đạo của ngành thủy sản Việt Nam. Sản lượng tôm thẻ chân trắng mỗi năm đạt hơn 100.000 tấn, chiếm hơn 30% sản lượng tôm cả nước. Đây là loại tôm chịu lạnh và có khả năng kháng bệnh tốt hơn tôm sú. Các chủng loại này đều được các cơ quan quản lý, cơ quan kiểm dịch kiểm soát chặt chẽ ngăn ngừa dịch bệnh tại các cửa khẩu.
Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành thông tư về quy định tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại, đưa tôm thẻ chân trắng và hàu Thái Bình Dương vào danh mục loài có nguy cơ xâm hại.. Các chuyên gia ngành thủy sản cho rằng, việc xếp tôm thẻ chân trắng vào danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại là vấn đề phức tạp liên quan tới khoa học, kinh tế, khoa học-kỹ thuật và bảo vệ môi trường nên việc xem xét cấm hay không cấm cần phải đưa ra thông tin khoa học với luận chứng cơ sở rõ ràng và thuyết phục
Ông Nguyễn Tiến Thể, Vụ phó Vụ Nuôi trồng Thủy sản, Tổng cục Thủy sản cho rằng, nếu hai loài sinh vật trên có tên trong danh sách sinh vật ngoại lai sẽ không được phép nhập về Việt Nam hoặc nếu được gây nuôi thì chỉ với số lượng có hạn và phải được sự cho phép của cơ quan quản lý. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sản xuất thủy sản và sinh kế của nhiều người./.
Thúy Hiền (TTXVN/Vietnam+)