Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Long An, vụ thả tôm đợt 1, các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ và Châu Thành đã nuôi được gần 3.310ha, trong đó có gần 1.930ha bị bệnh chết.
Riêng tôm thẻ chân trắng chết 1.015ha, tôm sú hơn 910ha; ước thiệt hại hơn 15 tỷ đồng.
Chi cục nuôi thủy sản Long An cho biết tôm chết hàng loạt là do bệnh đốm trắng, đỏ chân và sốc môi trường nước. Nguyên nhân là do bà con nông dân nuôi nhiều vụ trong năm mà không chú trọng đến việc cải tạo làm vệ sinh ao đầm, nhiều hộ thu hoạch xong xả nước vào ngâm, một tháng sau xả ra rồi lấy nước vào thả con giống xuống.
Mặt khác, môi trường nước bên ngoài do một số nhà máy nằm ở đầu nguồn sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây xả thẳng nước thải ra sông mà không có xử lý, nên các hộ nuôi tôm nằm dưới vòng nước hứng chịu, nhiều người nuôi tôm tận dụng mặt nước xây ao lại không chú trọng đến xây dựng ao lắng để xử lý nước trước khi xả vào ao nuôi.
Nhiều hộ chăn nuôi hàng chục năm nay lại rất chủ quan, không quan tâm đến nguồn gốc con giống mà chủ yếu chú trọng đến giá con giống rẻ là mua đem về thả, khi thả giống xuống 2 tuần hoặc 5 tuần tuổi tôm bị bệnh chết, vớt lên bỏ hoặc xả bỏ ra sông lây lan và làm cho môi trường nước ngày càng xấu đi.
Hiện nay Chi cục nuôi thủy sản Long An phối hợp với chính quyền sở tại kiểm tra hướng dẫn bà con kỹ thuật xử lý ao đầm trước khi thả giống xuống nuôi đợt 2 (vụ 2), khuyến cáo bà con nuôi tôm phải có ao lắng để xử lý nước trước khi xả vào đầm nuôi.
Tổ chức mạng lưới cung cấp giống ở từng xã, nghiêm cấm các hộ bán giống không rõ nguồn gốc, không có kiểm dịch và kiên quyết cấm những hộ chạy theo giá rẻ mua giống trôi nổi không rõ nguồn gốc về nuôi. Nếu phát hiện hộ nào mua giống trôi nổi không rõ nguồn gốc, không kiểm dịch về thả nuôi giao chính quyền địa phương xử lý hủy bỏ ao đầm nuôi./.
Riêng tôm thẻ chân trắng chết 1.015ha, tôm sú hơn 910ha; ước thiệt hại hơn 15 tỷ đồng.
Chi cục nuôi thủy sản Long An cho biết tôm chết hàng loạt là do bệnh đốm trắng, đỏ chân và sốc môi trường nước. Nguyên nhân là do bà con nông dân nuôi nhiều vụ trong năm mà không chú trọng đến việc cải tạo làm vệ sinh ao đầm, nhiều hộ thu hoạch xong xả nước vào ngâm, một tháng sau xả ra rồi lấy nước vào thả con giống xuống.
Mặt khác, môi trường nước bên ngoài do một số nhà máy nằm ở đầu nguồn sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây xả thẳng nước thải ra sông mà không có xử lý, nên các hộ nuôi tôm nằm dưới vòng nước hứng chịu, nhiều người nuôi tôm tận dụng mặt nước xây ao lại không chú trọng đến xây dựng ao lắng để xử lý nước trước khi xả vào ao nuôi.
Nhiều hộ chăn nuôi hàng chục năm nay lại rất chủ quan, không quan tâm đến nguồn gốc con giống mà chủ yếu chú trọng đến giá con giống rẻ là mua đem về thả, khi thả giống xuống 2 tuần hoặc 5 tuần tuổi tôm bị bệnh chết, vớt lên bỏ hoặc xả bỏ ra sông lây lan và làm cho môi trường nước ngày càng xấu đi.
Hiện nay Chi cục nuôi thủy sản Long An phối hợp với chính quyền sở tại kiểm tra hướng dẫn bà con kỹ thuật xử lý ao đầm trước khi thả giống xuống nuôi đợt 2 (vụ 2), khuyến cáo bà con nuôi tôm phải có ao lắng để xử lý nước trước khi xả vào đầm nuôi.
Tổ chức mạng lưới cung cấp giống ở từng xã, nghiêm cấm các hộ bán giống không rõ nguồn gốc, không có kiểm dịch và kiên quyết cấm những hộ chạy theo giá rẻ mua giống trôi nổi không rõ nguồn gốc về nuôi. Nếu phát hiện hộ nào mua giống trôi nổi không rõ nguồn gốc, không kiểm dịch về thả nuôi giao chính quyền địa phương xử lý hủy bỏ ao đầm nuôi./.
Thanh Tuấn (TTXVN/Vietnam+)