Chính quyền thành phố Tokyo (Nhật Bản) ngày 1/4 chính thức phát động kế hoạch cắt giảm khí thải CO2 (điôxít cácbon) ở các cao ốc văn phòng và các nhà máy.
Tokyo cũng sẽ trở thành thành phố đầu tiên ở khu vực châu Á xúc tiến chương trình kinh doanh hạn ngạch khí thải, cho phép các thực thể mua bán tín chỉ khí thải từ các thực thể khác.
Thành phố này là ngôi nhà chung của 13 triệu người có ý định đạt được mục tiêu cắt giảm 25% khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong quãng thời gian từ năm 2000 đến 2020 thông qua kế hoạch nêu trên.
Tham gia kế hoạch này có 1.400 văn phòng, các cao ốc thương mại và các nhà máy mà hàng năm tiêu thụ năng lượng tương đương với hơn 1.500 kilôlít dầu thô.
Theo kế hoạch, trong giai đoạn đầu tiên tài khóa 2010-2014, các chủ thể tham gia chương trình sẽ phải cắt giảm lượng khí thải CO2 6% hoặc 8% so với mức của năm cơ sở. Mức của năm cơ sở được tính là lượng phát thải trung bình trong ba năm liên tiếp thuộc tài khóa 2002-2007.
Trong giai đoạn cuối cùng tài khóa 2015-2019, các chủ thể trên sẽ cắt giảm tới 17% so với mức của năm cơ sở.
Để đạt được mục tiêu cắt giảm khí thải, các văn phòng và nhà máy ở thủ đô Tokyo sẽ phải “tự lực cánh sinh,” như thường xuyên lắp đặt, cập nhật và nâng cấp các thiết bị tiết kiệm năng lượng.
Hoặc các văn phòng, nhà máy mua tín chỉ phát thải từ các chủ thể khác để giảm lượng phát thải CO2 cao hơn mức bắt buộc trong một hệ thống kinh doanh hạn ngạch khí thải.
Các chủ thể trên cũng có thể mua tín chỉ thông qua nỗ lực cắt giảm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Tokyo và các văn phòng chi nhánh bên ngoài thành phố.
Theo kế hoạch này, các chứng chỉ năng lượng tái sinh được cơ quan chức năng cấp cũng có thể chào bán trên thị trường kinh doanh phát thải này.
Hoạt động kinh doanh theo cơ chế bắt buộc này ở Tokyo sẽ bắt đầu có hiệu lực từ tài khóa 2011 sau khi dữ liệu liên quan đến nỗ lực cắt giảm khí thải trong tài khóa 2010 hoàn tất./.
Tokyo cũng sẽ trở thành thành phố đầu tiên ở khu vực châu Á xúc tiến chương trình kinh doanh hạn ngạch khí thải, cho phép các thực thể mua bán tín chỉ khí thải từ các thực thể khác.
Thành phố này là ngôi nhà chung của 13 triệu người có ý định đạt được mục tiêu cắt giảm 25% khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong quãng thời gian từ năm 2000 đến 2020 thông qua kế hoạch nêu trên.
Tham gia kế hoạch này có 1.400 văn phòng, các cao ốc thương mại và các nhà máy mà hàng năm tiêu thụ năng lượng tương đương với hơn 1.500 kilôlít dầu thô.
Theo kế hoạch, trong giai đoạn đầu tiên tài khóa 2010-2014, các chủ thể tham gia chương trình sẽ phải cắt giảm lượng khí thải CO2 6% hoặc 8% so với mức của năm cơ sở. Mức của năm cơ sở được tính là lượng phát thải trung bình trong ba năm liên tiếp thuộc tài khóa 2002-2007.
Trong giai đoạn cuối cùng tài khóa 2015-2019, các chủ thể trên sẽ cắt giảm tới 17% so với mức của năm cơ sở.
Để đạt được mục tiêu cắt giảm khí thải, các văn phòng và nhà máy ở thủ đô Tokyo sẽ phải “tự lực cánh sinh,” như thường xuyên lắp đặt, cập nhật và nâng cấp các thiết bị tiết kiệm năng lượng.
Hoặc các văn phòng, nhà máy mua tín chỉ phát thải từ các chủ thể khác để giảm lượng phát thải CO2 cao hơn mức bắt buộc trong một hệ thống kinh doanh hạn ngạch khí thải.
Các chủ thể trên cũng có thể mua tín chỉ thông qua nỗ lực cắt giảm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Tokyo và các văn phòng chi nhánh bên ngoài thành phố.
Theo kế hoạch này, các chứng chỉ năng lượng tái sinh được cơ quan chức năng cấp cũng có thể chào bán trên thị trường kinh doanh phát thải này.
Hoạt động kinh doanh theo cơ chế bắt buộc này ở Tokyo sẽ bắt đầu có hiệu lực từ tài khóa 2011 sau khi dữ liệu liên quan đến nỗ lực cắt giảm khí thải trong tài khóa 2010 hoàn tất./.
Cao Phong (Vietnam+)