Ngày 16/7, Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) đã phát động chiến dịch truyền thông mới nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về mối đe dọa của các nhóm tội phạm có tổ chức.
Chiến dịch truyền thông đa phương tiện của UNODC nêu bật những khoản tiền khổng lồ liên quan các hành động tội phạm có tổ chức như buôn bán ma túy và vũ khí, tội phạm Internet và di cư trái phép.
Ước tính số tiền mà các tổ chức tội phạm quốc tế thu được thông qua các hoạt động nói trên mỗi năm lên tới 870 tỷ USD, tương đương 1,5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, hay cao gấp 6 lần tổng chi phí dành cho viện trợ phát triển chính thức trên thế giới.
Buôn bán ma túy là hoạt động sinh lợi nhất (320 tỷ USD/năm); tiếp đến là hàng giả (250 tỷ USD/năm). Buôn người và di cư trái phép chiếm tổng cộng 39 tỷ USD/năm; buôn bán ngà voi và các sản phẩm lấy từ động vật 3,5 tỷ USD.
Các tổ chức tội phạm thường rửa tiền thu được qua các hệ thống ngân hàng, phá hoại hoạt động thương mại quốc tế hợp pháp. Đặc biệt, vấn nạn buôn bán hàng giả còn đe dọa tính mạng con người và bóp méo thị trường hợp pháp.
Tại lễ phát động, Giám đốc điều hành UNODC Yury Fedotov cho biết tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia đã vươn tới mọi nơi trên thế giới. Hoạt động của các nhóm này có thể gây bất ổn định cho nhiều nước, thậm chí nhiều khu vực; phá hoại các chương trình hỗ trợ phát triển và làm gia tăng tình trạng tham nhũng, cướp bóc và bạo lực.
Ông nhấn mạnh ngăn chặn mối đe dọa này là một trong những thách thức toàn cầu lớn nhất của cộng đồng quốc tế.
Chiến dịch này được khởi động trên các mạng xã hội như Twitter, Facebook và Google+, cũng như trên trang web riêng www.unodc.org/toc của UNODC./.
Chiến dịch truyền thông đa phương tiện của UNODC nêu bật những khoản tiền khổng lồ liên quan các hành động tội phạm có tổ chức như buôn bán ma túy và vũ khí, tội phạm Internet và di cư trái phép.
Ước tính số tiền mà các tổ chức tội phạm quốc tế thu được thông qua các hoạt động nói trên mỗi năm lên tới 870 tỷ USD, tương đương 1,5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, hay cao gấp 6 lần tổng chi phí dành cho viện trợ phát triển chính thức trên thế giới.
Buôn bán ma túy là hoạt động sinh lợi nhất (320 tỷ USD/năm); tiếp đến là hàng giả (250 tỷ USD/năm). Buôn người và di cư trái phép chiếm tổng cộng 39 tỷ USD/năm; buôn bán ngà voi và các sản phẩm lấy từ động vật 3,5 tỷ USD.
Các tổ chức tội phạm thường rửa tiền thu được qua các hệ thống ngân hàng, phá hoại hoạt động thương mại quốc tế hợp pháp. Đặc biệt, vấn nạn buôn bán hàng giả còn đe dọa tính mạng con người và bóp méo thị trường hợp pháp.
Tại lễ phát động, Giám đốc điều hành UNODC Yury Fedotov cho biết tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia đã vươn tới mọi nơi trên thế giới. Hoạt động của các nhóm này có thể gây bất ổn định cho nhiều nước, thậm chí nhiều khu vực; phá hoại các chương trình hỗ trợ phát triển và làm gia tăng tình trạng tham nhũng, cướp bóc và bạo lực.
Ông nhấn mạnh ngăn chặn mối đe dọa này là một trong những thách thức toàn cầu lớn nhất của cộng đồng quốc tế.
Chiến dịch này được khởi động trên các mạng xã hội như Twitter, Facebook và Google+, cũng như trên trang web riêng www.unodc.org/toc của UNODC./.
(TTXVN)