Theo điều tra dân số năm 2011, tỷ lệ người cao tuổi trên 60 tuổi của Việt Nam là hơn 8,6 triệu người, chiếm gần 10% dân số; tỷ lệ người cao tuổi trên 65 tuổi chiếm 7% dân số.
Theo đánh giá chung, một quốc gia nếu số người từ 60 tuổi trở lên chiếm 10% dân số (hoặc 7% số người từ 65 tuổi trở lên) được gọi là già hóa dân số, nếu người từ 60 tuổi trở lên chiếm trên 20% (trong đó 14% từ 65 tuổi trở lên) thì quốc gia đó được coi là có dân số già.
Theo ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số (Bộ Y tế), nếu năm 2012, khoảng 11 người dân mới có 1 người cao tuổi thì ước tính vào năm 2029, cứ 6 người dân sẽ có 1 người cao tuổi; năm 2049, cứ 4 người dân có 1 người cao tuổi. Thời gian quá độ từ “già hóa dân số” sang “dân số già” của Việt Nam chỉ khoảng 18-20 năm, ngắn hơn nhiều so với các quốc gia đi trước như Pháp 115 năm, Thụy Điển 85 năm, Hoa Kỳ 70 năm, Nhật Bản 26 năm.
Theo ông Arthur Arken, Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam, tình trạng già hóa dân số đang diễn ra ở tất cả các khu vực và các quốc gia ở các mức độ khác nhau. Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất châu Á.
Theo dự báo, số người cao tuổi Việt Nam sẽ tăng rất nhanh trong thời gian tới. Số người cao tuổi tăng lên, tương tự là số người sống độc thân. Mô hình gia đình Việt Nam đang có nhiều biến động lớn. Năm 1993, có tới 80% người cao tuổi sống với gia đình nhưng hiện nay chỉ còn 72,3% và đang giảm dần.
Ở Việt Nam, công tác dân số- kế hoạch hóa gia đình luôn được xác định là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước; là yếu tố cơ bản nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số (2003-2013), Việt Nam tự hào đã đạt được những kết quả rất có ý nghĩa.
Tốc độ gia tăng dân số giảm dần, trong phạm vi kiểm soát. Mức sinh giảm mạnh và đã đạt được mức sinh thay thế với số con trung bình của mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 2,03 con (ít hơn 3 lần so với 50 năm trước). Tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam hiện nay là 72 tuổi. Sức khỏe bà mẹ và trẻ em cũng được cải thiện nhiều so với trước đây.
Theo đánh giá của Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam, số liệu từ các cuộc điều tra về dân số ở Việt Nam cho thấy mức sinh đã giảm một cách vững chắc và xuống dưới mức sinh thay thế (2,11% năm 2005; 2,03% năm 2009; 2,0% năm 2010 và 1,99% năm 2012). Đây là một thành tựu tuyệt vời của Chương trình quốc gia về dân số và kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam trong những năm vừa qua.
Sự suy giảm mức sinh nhanh chóng và tuổi thọ trung bình ngày càng cao cũng đồng nghĩa với với việc dân số Việt Nam đang già hóa rất nhanh và sẽ bắt đầu bước và giai đoạn được gọi là “dân số già.” Điều đó cũng có nghĩa là Việt Nam phải đối mặt với không ít thách thức trong việc đáp ứng những nhu cầu bảo trợ xã hội của dân số già trong khi số người trong độ tuổi lao động sẽ ngày một bị thu hẹp lại.
Hiện nay, quy mô dân số Việt Nam đã gần 90 triệu người; là quốc gia đông dân thứ 13 trên thế giới và đứng hàng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Tốc độ tăng dân số ở Việt Nam đã giảm nhiều nhưng qui mô dân số còn quá cao, nằm trong nhóm các nước có mật độ dân số cao nhất trên thế giới; đó chính là những khó khăn, thách thức trong công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trong thời gian tới.
Số người cao tuổi tăng, buộc Việt Nam phải đối mặt với những thách thức không nhỏ bởi những tác động sâu sắc tới mọi khía cạnh của cá nhân, gia đình, cộng đồng và của toàn xã hội; trong đó, nổi lên là công tác chăm sóc sức khỏe và hệ thống an sinh xã hội cho người cao tuổi. Theo quy luật tự nhiên, tuổi càng cao sức khỏe càng suy giảm nên người cao tuổi gặp không ít bệnh tật, đặc biệt là các bệnh không lây nhiễm và mãn tính.
Tiến sỹ Phạm Thắng, Viện trưởng Viện Lão khoa quốc gia, chia sẻ: già hóa dân số đặt ra những thách thức lớn về công tác chăm sóc y tế. Mặc dù tỷ lệ người già chỉ chiếm từ 10-20% dân số nhưng lại chiếm tới 70% tổng kinh phí y tế quốc gia và tiêu thụ đến 50% lượng thuốc của quốc gia đó.
Theo Viện Lão khoa quốc gia, người già thường mắc nhiều bệnh cùng lúc và chủ yếu là các bệnh mãn tính, trung bình 3 bệnh/người cao tuổi như cao huyết áp, sa sút trí tuệ, loãng xương, ung thư, tuyến tiền liệt và tiểu đường... Đáng chú ý, điều tra quốc gia về người cao tuổi cho thấy, chỉ có 4,8% người già có sức khỏe tốt và rất tốt; 65,4% yếu và rất yếu, còn lại là trung bình.
Đáng lo hơn, mặc dù người cao tuổi phải chịu gánh nặng về sức khỏe rất lớn nhưng việc họ được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe lại đang gặp nhiều hạn chế và có sự khác biệt lớn giữa khu vực nông thôn, miền núi với thành thị. Bên cạnh đó, đời sống vật chất của người già gặp rất nhiều khó khăn, chỉ 35,6% người cao tuổi ở thành phố và 21,9% ở nông thôn có lương hưu hoặc trợ cấp từ Nhà nước. Không chỉ vậy, cả nước có hơn 26% người cao tuổi không có bất cứ loại bảo hiểm y tế nào và trên 51% người già không đủ tiền chi trả cho việc điều trị, dẫn đến không đi viện khi ốm đau.
Bên cạnh đó, hệ thống y tế-lão khoa ở Việt Nam cũng chưa đầy đủ, thiếu thốn trang thiết bị và đội ngũ cán bộ y tế, chưa đáp ứng nhu cầu để giải quyết các bệnh đặc trưng của người cao tuổi. Hơn nữa, hệ thống nhà dưỡng lão cho người cao tuổi cũng chưa thật sự đúng nghĩa và các nơi này gặp khó khăn.
Kể từ khi được công nhận là quốc gia có thu nhập trung bình (năm 2010), Việt Nam tiếp tục giữ vững mức phát triển ấn tượng và vẫn đang trên đà hướng tới các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ vào năm 2015.
Một điều chắc chắn là, cho dù có đạt được những Mục tiêu cơ bản phát triển Thiên niên kỷ thì sau năm 2015, Việt Nam vẫn phải đối mặt với những vấn đề rất cơ bản của công tác dân số: xu hướng giảm sinh và nhu cầu chưa được đáp ứng về chăm sóc sức khỏe sinh sản; chất lượng dân số - sự khác biệt giữa vùng nông thôn và thành thị, giữa các vùng địa lý và các nhóm dân cư.
Xa hơn nữa, vấn đề "già hóa dân số" cũng cần được quan tâm nghiên cứu ngay từ bây giờ để giúp những nhà hoạch định chính sách cụ thể hóa trong chính sách dân số của nước nhà, tiến sỹ Phạm Thắng cho biết./.
Theo đánh giá chung, một quốc gia nếu số người từ 60 tuổi trở lên chiếm 10% dân số (hoặc 7% số người từ 65 tuổi trở lên) được gọi là già hóa dân số, nếu người từ 60 tuổi trở lên chiếm trên 20% (trong đó 14% từ 65 tuổi trở lên) thì quốc gia đó được coi là có dân số già.
Theo ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số (Bộ Y tế), nếu năm 2012, khoảng 11 người dân mới có 1 người cao tuổi thì ước tính vào năm 2029, cứ 6 người dân sẽ có 1 người cao tuổi; năm 2049, cứ 4 người dân có 1 người cao tuổi. Thời gian quá độ từ “già hóa dân số” sang “dân số già” của Việt Nam chỉ khoảng 18-20 năm, ngắn hơn nhiều so với các quốc gia đi trước như Pháp 115 năm, Thụy Điển 85 năm, Hoa Kỳ 70 năm, Nhật Bản 26 năm.
Theo ông Arthur Arken, Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam, tình trạng già hóa dân số đang diễn ra ở tất cả các khu vực và các quốc gia ở các mức độ khác nhau. Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất châu Á.
Theo dự báo, số người cao tuổi Việt Nam sẽ tăng rất nhanh trong thời gian tới. Số người cao tuổi tăng lên, tương tự là số người sống độc thân. Mô hình gia đình Việt Nam đang có nhiều biến động lớn. Năm 1993, có tới 80% người cao tuổi sống với gia đình nhưng hiện nay chỉ còn 72,3% và đang giảm dần.
Ở Việt Nam, công tác dân số- kế hoạch hóa gia đình luôn được xác định là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước; là yếu tố cơ bản nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số (2003-2013), Việt Nam tự hào đã đạt được những kết quả rất có ý nghĩa.
Tốc độ gia tăng dân số giảm dần, trong phạm vi kiểm soát. Mức sinh giảm mạnh và đã đạt được mức sinh thay thế với số con trung bình của mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 2,03 con (ít hơn 3 lần so với 50 năm trước). Tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam hiện nay là 72 tuổi. Sức khỏe bà mẹ và trẻ em cũng được cải thiện nhiều so với trước đây.
Theo đánh giá của Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam, số liệu từ các cuộc điều tra về dân số ở Việt Nam cho thấy mức sinh đã giảm một cách vững chắc và xuống dưới mức sinh thay thế (2,11% năm 2005; 2,03% năm 2009; 2,0% năm 2010 và 1,99% năm 2012). Đây là một thành tựu tuyệt vời của Chương trình quốc gia về dân số và kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam trong những năm vừa qua.
Sự suy giảm mức sinh nhanh chóng và tuổi thọ trung bình ngày càng cao cũng đồng nghĩa với với việc dân số Việt Nam đang già hóa rất nhanh và sẽ bắt đầu bước và giai đoạn được gọi là “dân số già.” Điều đó cũng có nghĩa là Việt Nam phải đối mặt với không ít thách thức trong việc đáp ứng những nhu cầu bảo trợ xã hội của dân số già trong khi số người trong độ tuổi lao động sẽ ngày một bị thu hẹp lại.
Hiện nay, quy mô dân số Việt Nam đã gần 90 triệu người; là quốc gia đông dân thứ 13 trên thế giới và đứng hàng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Tốc độ tăng dân số ở Việt Nam đã giảm nhiều nhưng qui mô dân số còn quá cao, nằm trong nhóm các nước có mật độ dân số cao nhất trên thế giới; đó chính là những khó khăn, thách thức trong công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trong thời gian tới.
Số người cao tuổi tăng, buộc Việt Nam phải đối mặt với những thách thức không nhỏ bởi những tác động sâu sắc tới mọi khía cạnh của cá nhân, gia đình, cộng đồng và của toàn xã hội; trong đó, nổi lên là công tác chăm sóc sức khỏe và hệ thống an sinh xã hội cho người cao tuổi. Theo quy luật tự nhiên, tuổi càng cao sức khỏe càng suy giảm nên người cao tuổi gặp không ít bệnh tật, đặc biệt là các bệnh không lây nhiễm và mãn tính.
Tiến sỹ Phạm Thắng, Viện trưởng Viện Lão khoa quốc gia, chia sẻ: già hóa dân số đặt ra những thách thức lớn về công tác chăm sóc y tế. Mặc dù tỷ lệ người già chỉ chiếm từ 10-20% dân số nhưng lại chiếm tới 70% tổng kinh phí y tế quốc gia và tiêu thụ đến 50% lượng thuốc của quốc gia đó.
Theo Viện Lão khoa quốc gia, người già thường mắc nhiều bệnh cùng lúc và chủ yếu là các bệnh mãn tính, trung bình 3 bệnh/người cao tuổi như cao huyết áp, sa sút trí tuệ, loãng xương, ung thư, tuyến tiền liệt và tiểu đường... Đáng chú ý, điều tra quốc gia về người cao tuổi cho thấy, chỉ có 4,8% người già có sức khỏe tốt và rất tốt; 65,4% yếu và rất yếu, còn lại là trung bình.
Đáng lo hơn, mặc dù người cao tuổi phải chịu gánh nặng về sức khỏe rất lớn nhưng việc họ được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe lại đang gặp nhiều hạn chế và có sự khác biệt lớn giữa khu vực nông thôn, miền núi với thành thị. Bên cạnh đó, đời sống vật chất của người già gặp rất nhiều khó khăn, chỉ 35,6% người cao tuổi ở thành phố và 21,9% ở nông thôn có lương hưu hoặc trợ cấp từ Nhà nước. Không chỉ vậy, cả nước có hơn 26% người cao tuổi không có bất cứ loại bảo hiểm y tế nào và trên 51% người già không đủ tiền chi trả cho việc điều trị, dẫn đến không đi viện khi ốm đau.
Bên cạnh đó, hệ thống y tế-lão khoa ở Việt Nam cũng chưa đầy đủ, thiếu thốn trang thiết bị và đội ngũ cán bộ y tế, chưa đáp ứng nhu cầu để giải quyết các bệnh đặc trưng của người cao tuổi. Hơn nữa, hệ thống nhà dưỡng lão cho người cao tuổi cũng chưa thật sự đúng nghĩa và các nơi này gặp khó khăn.
Kể từ khi được công nhận là quốc gia có thu nhập trung bình (năm 2010), Việt Nam tiếp tục giữ vững mức phát triển ấn tượng và vẫn đang trên đà hướng tới các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ vào năm 2015.
Một điều chắc chắn là, cho dù có đạt được những Mục tiêu cơ bản phát triển Thiên niên kỷ thì sau năm 2015, Việt Nam vẫn phải đối mặt với những vấn đề rất cơ bản của công tác dân số: xu hướng giảm sinh và nhu cầu chưa được đáp ứng về chăm sóc sức khỏe sinh sản; chất lượng dân số - sự khác biệt giữa vùng nông thôn và thành thị, giữa các vùng địa lý và các nhóm dân cư.
Xa hơn nữa, vấn đề "già hóa dân số" cũng cần được quan tâm nghiên cứu ngay từ bây giờ để giúp những nhà hoạch định chính sách cụ thể hóa trong chính sách dân số của nước nhà, tiến sỹ Phạm Thắng cho biết./.
Công Hải (TTXVN)