Toàn cảnh các công trình giao thông chào mừng 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

3 công trình giao thông là cầu vượt Hồng Tiến, đường Âu Cơ- Xuân Diệu, tuyến đường sắt Nhổn- ga Hà Nội đã xây dựng và đi vào hoạt động hướng tới ngày kỷ niệm chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô.
Dự án đường nối Hồng Tiến đến Nguyễn Văn Cừ rộng 40m, dài hơn 1,5km với tổng mức đầu tư trên 1.200 tỷ đồng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Dự án bao gồm xây dựng cầu vượt qua đường Nguyễn Văn Cừ dài khoảng 211m. Đây là đoạn đường cuối cùng thuộc tuyến đường nối từ nút giao cao tốc Hà Nội - Hải Phòng qua cầu Vĩnh Tuy, cầu Chương Dương đến cầu Đông Trù. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Đây là một trong những dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật trọng điểm thành phố giao cho quận Long Biên thực hiện và là công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Dự án cũng là công trình tạo động lực cho hạ tầng phía Đông Hà Nội kết nối thuận tiện với trung tâm. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Trước đó, dự án triển khai thi công từ năm 2018, dự kiến hoàn thành sau 2 năm, tuy nhiên do gặp vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, cùng đó là dịch Covid-19 kéo dài khiến dự án bị đình trệ. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Công trình đóng vai trò rất quan trọng trong hoàn chỉnh mạng lưới đường giao thông, hệ thống hạ tầng đô thị của quận Long Biên và thành phố, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, làm thay đổi bộ mặt đô thị, môi trường sống cho nhân dân. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm từ khách sạn Thắng Lợi đến cầu Nhật Tân (quận Tây Hồ, Hà Nội) có chiều dài 3,4km, được đầu tư khoảng 544 tỉ đồng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Dự án được khánh thành vào đúng dịp kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) vừa có ý nghĩa rất lớn với Hà Nội, vừa góp phần quan trọng đáp ứng nhu cầu đi lại cho nhân dân. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Đồng thời, dự án là công trình giao thông có ý nghĩa quan trọng nhằm giải quyết ùn tắc giao thông, tăng cường kết nối từ trung tâm thành phố đến sân bay Nội Bài. Điều này vô cùng quan trọng đối với các hoạt động chính trị, ngoại giao. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Đối với dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu, quận Tây Hồ, sau rất nhiều khó khăn cũng đã thông xe cùng thời điểm, đồng bộ năng lực lưu thông và hỗ trợ tích cực cho tuyến đường An Dương-Âu Cơ. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Tuyến đường được mở rộng mặt cắt ngang lên thành 26,5 - 31m, trong đó mặt đường chính có 4-6 làn xe. Đường dân sinh phía trong đê rộng 5m. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Công trình được khởi công xây dựng từ đầu năm 2021, sau nhiều lần phải lùi tiến độ, đến nay công trình đã được hoàn thành và chính thức thông xe. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Tuyến đường sắt đô thị đoạn Nhổn – ga Hà Nội được khởi công xây dựng từ năm 2009 theo Quyết định số 1970/QĐ-UBND ngày 27/4/2009. Tuyến có chiều dài 12,5km (8,5km đi trên cao và 4km đi ngầm). (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Điểm đầu của Tuyến tại ga Nhổn, chạy dọc Quốc lộ 32, qua Cầu Diễn, theo đường Hồ Tùng Mậu vượt qua đường vành đai 3, Xuân Thuỷ, Cầu Giấy đến trước công viên Thủ Lệ. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Đây là công trình quan trọng, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư vào tiềm năng phát triển hạ tầng giao thông của Thủ đô, thu hút nguồn vốn đầu tư cho các dự án tiếp theo. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Hiện tại, tuyến từ Nhổn đến ga Cầu Giấy đã được đưa vào hoạt động từ ngày 8/8/2024. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Công trình “Đoạn trên cao, Nhổn - Cầu Giấy” thuộc dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội là công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024). (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Đồng thời, tuyến đường sắt trên cao có kết nối với nhiều điểm xe buýt phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục