Hàng loạt những bê bối đã diễn ra làm rung chuyển Tòa Thánh Vatican khi hàng chục tài liệu mật bị tiết lộ, quản gia của Giáo hoàng bị bắt giữ, Chủ tịch Ngân hàng của Tòa thánh bị cách chức.
Hôm 25/5, Vatican loan tin lực lượng hiến binh của Tòa thánh vừa bắt một người “sở hữu bất hợp pháp những tài liệu mật.”
[Vatican chấn động vì những rò rỉ kiểu WikiLeaks]
Người bị bắt là Paolo Gabriele, 46 tuổi, Quản lý trưởng Văn phòng Quản gia của Giáo hoàng Benedict XVI từ năm 2006, tức là một nhân vật rất tin cẩn của Giáo hoàng và là một trong số hiếm hoi những người tiếp xúc trực tiếp với vị lãnh đạo Giáo hội Công giáo La mã. Theo một nguồn tin thân cận, Giáo hoàng đã rất “đau buồn và sững sờ” về vụ này.
Trước đó, ngày 24/5, Hội đồng quản trị Ngân hàng Vatican (IOR) đã bỏ phiếu bất tín nhiệm Chủ tịch ngân hàng này, Ettore Gotti Tedeschi.
Vào năm 2009, việc bổ nhiệm ông Tedeschi, một chuyên gia về “đạo đức tài chính”, làm Chủ tịch IOR, làm dấy lên hy vọng nền tài chính của Vatican sẽ được trong sạch hóa. Thế nhưng, hiện tại ông Tedschi lại bị trách cứ là “đã không hoàn thành một số nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.”
Trong lịch sử Vatican, chưa bao giờ có một quan chức cao cấp bị cách chức một cách bất ngờ và mạnh mẽ đến vậy.
Báo chí Italy đã đưa ra một số giả thuyết để giải thích về vụ cách chức: Có thể ông Tedeschi bất đồng với Hồng y Tarcisio Bertone, nhân vật số 2 của Vatican, về nhiều vụ liên quan đến quyền lợi tài chính của Tòa thánh ở Italy, hoặc có thể ông đã tiết lộ một số tài liệu mật, theo hướng muốn minh bạch hóa các vấn đề tài chính của Vatican.
Trong khi đó, ngày 20/5, cuốn sách tựa đề “Sua Santita” gây chấn động được xuất bản tại Italy. Cuốn sách của nhà báo Gianluigi Nuzzi đăng lại hàng chục bản fax tối mật gửi Giáo hoàng hoặc Giáo hoàng biết nội dung này làm nổi rõ những tranh cãi trong nội bộ Tòa thánh về tình hình thuế khoá của Giáo hội, tình hình tài chính của các viện Công giáo, về các vụ tai tiếng tình dục của các linh mục Dòng Các Cha đạo binh Chúa Kitô...
Những căng thẳng này là hệ quả tất yếu của việc Giáo hoàng Benedict XVI đang cố gắng cải cách Vatican. Năm 2010, Giáo hoàng đã thành lập Cơ quan Thông tin Tài chính, nhưng quyền hạn của cơ quan này vẫn còn là chủ đề gây tranh cãi. Điều làm cho Vatican lo ngại nhất là nhiều nhân vật cao cấp trong bộ máy lãnh đạo đã quyết định phản bội, nhưng đây có phải là một âm mưu nhằm làm mất uy tín Tòa thánh, hay đây là một âm mưu chống hồng y Bertone, một người được cho là liêm khiết, nhưng bị chỉ trích vì quản lý kém? Hậu trường Vatican còn hứa hẹn nhiều bất ngờ khác./.
Hôm 25/5, Vatican loan tin lực lượng hiến binh của Tòa thánh vừa bắt một người “sở hữu bất hợp pháp những tài liệu mật.”
[Vatican chấn động vì những rò rỉ kiểu WikiLeaks]
Người bị bắt là Paolo Gabriele, 46 tuổi, Quản lý trưởng Văn phòng Quản gia của Giáo hoàng Benedict XVI từ năm 2006, tức là một nhân vật rất tin cẩn của Giáo hoàng và là một trong số hiếm hoi những người tiếp xúc trực tiếp với vị lãnh đạo Giáo hội Công giáo La mã. Theo một nguồn tin thân cận, Giáo hoàng đã rất “đau buồn và sững sờ” về vụ này.
Trước đó, ngày 24/5, Hội đồng quản trị Ngân hàng Vatican (IOR) đã bỏ phiếu bất tín nhiệm Chủ tịch ngân hàng này, Ettore Gotti Tedeschi.
Vào năm 2009, việc bổ nhiệm ông Tedeschi, một chuyên gia về “đạo đức tài chính”, làm Chủ tịch IOR, làm dấy lên hy vọng nền tài chính của Vatican sẽ được trong sạch hóa. Thế nhưng, hiện tại ông Tedschi lại bị trách cứ là “đã không hoàn thành một số nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.”
Trong lịch sử Vatican, chưa bao giờ có một quan chức cao cấp bị cách chức một cách bất ngờ và mạnh mẽ đến vậy.
Báo chí Italy đã đưa ra một số giả thuyết để giải thích về vụ cách chức: Có thể ông Tedeschi bất đồng với Hồng y Tarcisio Bertone, nhân vật số 2 của Vatican, về nhiều vụ liên quan đến quyền lợi tài chính của Tòa thánh ở Italy, hoặc có thể ông đã tiết lộ một số tài liệu mật, theo hướng muốn minh bạch hóa các vấn đề tài chính của Vatican.
Trong khi đó, ngày 20/5, cuốn sách tựa đề “Sua Santita” gây chấn động được xuất bản tại Italy. Cuốn sách của nhà báo Gianluigi Nuzzi đăng lại hàng chục bản fax tối mật gửi Giáo hoàng hoặc Giáo hoàng biết nội dung này làm nổi rõ những tranh cãi trong nội bộ Tòa thánh về tình hình thuế khoá của Giáo hội, tình hình tài chính của các viện Công giáo, về các vụ tai tiếng tình dục của các linh mục Dòng Các Cha đạo binh Chúa Kitô...
Những căng thẳng này là hệ quả tất yếu của việc Giáo hoàng Benedict XVI đang cố gắng cải cách Vatican. Năm 2010, Giáo hoàng đã thành lập Cơ quan Thông tin Tài chính, nhưng quyền hạn của cơ quan này vẫn còn là chủ đề gây tranh cãi. Điều làm cho Vatican lo ngại nhất là nhiều nhân vật cao cấp trong bộ máy lãnh đạo đã quyết định phản bội, nhưng đây có phải là một âm mưu nhằm làm mất uy tín Tòa thánh, hay đây là một âm mưu chống hồng y Bertone, một người được cho là liêm khiết, nhưng bị chỉ trích vì quản lý kém? Hậu trường Vatican còn hứa hẹn nhiều bất ngờ khác./.
PV (Vietnam+)