Tòa án tối cao Mỹ ngày 1/11 đã bày tỏ sự nghi ngờ với lập luận của chính quyền rằng cảnh sát có thể theo dõi và bắt một nghi can trong khi đợi lệnh khám xét ngôi nhà của nghi can đó, dù nghi can không có ở trong nhà.
Vụ việc xảy ra tại Long Island, New York, khi một người đàn ông bị tuyên án 30 năm tù giam với các cáo buộc sử dụng ma túy và sở hữu vũ khí. Chunon Bailey bị bắt cách nhà khoảng 1,6 km trong khi cảnh sát lục soát nhà ông và tìm thấy vũ khí, đạn và ma túy.
Bailey nói cảnh sát đã vi phạm quyền của ông theo tu chính án thứ tư hiến pháp Mỹ, trong đó bảo đảm cho công dân không bị lục soát và bắt giữ mà không có lý do, và yêu cầu phải có trát tống đạt từ tòa giải thích cho nguyên nhân các hoạt động thực thi pháp luật nói trên.
Cả các thẩm phán có quan điểm bảo thủ lẫn tự do đều cho rằng họ không muốn mở rộng quyền của cảnh sát, hiện đã cho nhà chức trách quyền bắt giữ bất cứ người nào ở trong những khu nhà bị lục soát theo lệnh lục soát.
“Những gì quý vị đang nói là một điều luật đặc biệt cho phép quý vị một khi có lệnh khám xét đối với một địa điểm có thể bắt giữ bất kỳ ai, không chỉ là bất kỳ ai ở trong địa điểm đó, để bảo vệ cảnh sát, mà còn là bất kỳ ai có liên quan tới địa điểm đó. Điều này, theo tôi, trái với tinh thần của tu chính án thứ tư và tôi rất miễn cưỡng trong việc trao thêm quyền cho quý vị" - thẩm phán Antonin Scalia nói với luật sư của Bộ tư pháp Jeffrey Wall.
Sonia Sotomayor, thuộc phái tự do trong tòa tối cao, cũng tỏ ra miễn cưỡng trong việc thừa nhận vụ bắt giữ là hợp pháp “chỉ vì lý do của cuộc điều tra mà không có bất cứ sự tình nghi hợp lý nào”.
Năm 1981, Tòa tối cao Mỹ từng phán quyết trong vụ ban Michigan kiện Summers rằng cảnh sát có thể bắt người mà không cần tình nghi người đó, miễn là có lệnh khám nhà trong một cuộc lục soát, để tránh người đó có thể gây hại cho các nhân viên công lực. Nhưng vụ Bailey thì khác. Một tòa án cấp thấp hơn cũng đã phán quyết những vụ bắt giữ không thể diễn ra bên ngoài ngôi nhà bị khám xét.
Phán quyết của vụ này dự kiến sẽ được đưa ra vào năm tới./.
Vụ việc xảy ra tại Long Island, New York, khi một người đàn ông bị tuyên án 30 năm tù giam với các cáo buộc sử dụng ma túy và sở hữu vũ khí. Chunon Bailey bị bắt cách nhà khoảng 1,6 km trong khi cảnh sát lục soát nhà ông và tìm thấy vũ khí, đạn và ma túy.
Bailey nói cảnh sát đã vi phạm quyền của ông theo tu chính án thứ tư hiến pháp Mỹ, trong đó bảo đảm cho công dân không bị lục soát và bắt giữ mà không có lý do, và yêu cầu phải có trát tống đạt từ tòa giải thích cho nguyên nhân các hoạt động thực thi pháp luật nói trên.
Cả các thẩm phán có quan điểm bảo thủ lẫn tự do đều cho rằng họ không muốn mở rộng quyền của cảnh sát, hiện đã cho nhà chức trách quyền bắt giữ bất cứ người nào ở trong những khu nhà bị lục soát theo lệnh lục soát.
“Những gì quý vị đang nói là một điều luật đặc biệt cho phép quý vị một khi có lệnh khám xét đối với một địa điểm có thể bắt giữ bất kỳ ai, không chỉ là bất kỳ ai ở trong địa điểm đó, để bảo vệ cảnh sát, mà còn là bất kỳ ai có liên quan tới địa điểm đó. Điều này, theo tôi, trái với tinh thần của tu chính án thứ tư và tôi rất miễn cưỡng trong việc trao thêm quyền cho quý vị" - thẩm phán Antonin Scalia nói với luật sư của Bộ tư pháp Jeffrey Wall.
Sonia Sotomayor, thuộc phái tự do trong tòa tối cao, cũng tỏ ra miễn cưỡng trong việc thừa nhận vụ bắt giữ là hợp pháp “chỉ vì lý do của cuộc điều tra mà không có bất cứ sự tình nghi hợp lý nào”.
Năm 1981, Tòa tối cao Mỹ từng phán quyết trong vụ ban Michigan kiện Summers rằng cảnh sát có thể bắt người mà không cần tình nghi người đó, miễn là có lệnh khám nhà trong một cuộc lục soát, để tránh người đó có thể gây hại cho các nhân viên công lực. Nhưng vụ Bailey thì khác. Một tòa án cấp thấp hơn cũng đã phán quyết những vụ bắt giữ không thể diễn ra bên ngoài ngôi nhà bị khám xét.
Phán quyết của vụ này dự kiến sẽ được đưa ra vào năm tới./.
Trần Trọng (Vietnam+)