Tòa án cấp bang ở Malaysia đã hoãn phiên điều trần về kế hoạch mở một nhà máy xử lý đất hiếm của hãng khai thác mỏ Lynas Corp (Australia) tại thị trấn nghỉ mát Kuantan, thuộc bang miền Nam Pahang.
Phiên tòa này được dư luận quốc tế hết sức quan tâm không chỉ bởi quy mô của nó, mà còn bởi như cầu về loại khoáng sản này đang hết sức khan hiếm như chính cái tên của nó, do những chính sách thắt chặt hạn ngạch của Trung Quốc.
Quyết định hoãn nêu trên được đưa ra trong bối cảnh các nhà hoạt động vì môi trường liên tục lên tiếng phản đối kế hoạch này, do lo ngại nguy cơ rò rỉ chất thải phóng xạ trong quá trình xử lý.
Thời gian qua, chính phủ Malaysia và chính quyền bang Pahang bắt đầu xem xét lại quy trình vận chuyển đất hiếm và một số điều khoản quy định an toàn của Ủy ban năng lượng nguyên tử quốc tế yêu cầu Lynas phải tuân thủ.
Hiện nay, nhà máy xử lý đất hiếm đang trong quá trình xây dựng. Công ty Lynas liên tiếp khẳng định quá trình xử lý của nhà máy sẽ đảm bảo an toàn, không gây độc hại cho cộng đồng dân cư và mọi chất thải có phóng xạ sẽ được đưa vào hầm chứa an toàn tránh tình trạng bị rò rỉ.
Giới phân tích nói rằng Nhà máy vật liệu tiên tiến Lynas (LAMP) ở bang Pahang sẽ đi tiên phong trong việc giúp nguồn cung đất hiếm trên toàn cầu tăng mạnh, và qua đó phá thế độc tôn của Trung Quốc đã làm giảm nguồn cung và khiến giá đất hiếm tăng cao trong mấy năm gần đây.
Một khi đi vào hoạt động, nhà máy có thể sản xuất khoảng 11.000 tấn đất hiếm mỗi năm, tức bằng 1/3 nhu cầu của thế giới, chưa tính Trung Quốc, trước khi tăng lên mức 22.000 tấn thường niên.
Trung Quốc, với nguồn khoáng sản giàu có, hiện thống trị trong lĩnh vực khai thác đất hiếm và cung cấp hàng cho 95% nhu cầu của thế giới.
Nhưng việc Trung Quốc áp đặt hạn ngạch xuất khẩu và giới hạn khai thác nhằm tăng cường kiểm soát các vật liệu giá trị này đã khiến giá đất hiếm tăng cao, buộc thế giới phải tìm nguồn cung khác phù hợp hơn.
Đất hiếm là nguyên liệu tối cần thiết cho việc sản xuất mọi thứ, từ iPod tới tên lửa./.
Phiên tòa này được dư luận quốc tế hết sức quan tâm không chỉ bởi quy mô của nó, mà còn bởi như cầu về loại khoáng sản này đang hết sức khan hiếm như chính cái tên của nó, do những chính sách thắt chặt hạn ngạch của Trung Quốc.
Quyết định hoãn nêu trên được đưa ra trong bối cảnh các nhà hoạt động vì môi trường liên tục lên tiếng phản đối kế hoạch này, do lo ngại nguy cơ rò rỉ chất thải phóng xạ trong quá trình xử lý.
Thời gian qua, chính phủ Malaysia và chính quyền bang Pahang bắt đầu xem xét lại quy trình vận chuyển đất hiếm và một số điều khoản quy định an toàn của Ủy ban năng lượng nguyên tử quốc tế yêu cầu Lynas phải tuân thủ.
Hiện nay, nhà máy xử lý đất hiếm đang trong quá trình xây dựng. Công ty Lynas liên tiếp khẳng định quá trình xử lý của nhà máy sẽ đảm bảo an toàn, không gây độc hại cho cộng đồng dân cư và mọi chất thải có phóng xạ sẽ được đưa vào hầm chứa an toàn tránh tình trạng bị rò rỉ.
Giới phân tích nói rằng Nhà máy vật liệu tiên tiến Lynas (LAMP) ở bang Pahang sẽ đi tiên phong trong việc giúp nguồn cung đất hiếm trên toàn cầu tăng mạnh, và qua đó phá thế độc tôn của Trung Quốc đã làm giảm nguồn cung và khiến giá đất hiếm tăng cao trong mấy năm gần đây.
Một khi đi vào hoạt động, nhà máy có thể sản xuất khoảng 11.000 tấn đất hiếm mỗi năm, tức bằng 1/3 nhu cầu của thế giới, chưa tính Trung Quốc, trước khi tăng lên mức 22.000 tấn thường niên.
Trung Quốc, với nguồn khoáng sản giàu có, hiện thống trị trong lĩnh vực khai thác đất hiếm và cung cấp hàng cho 95% nhu cầu của thế giới.
Nhưng việc Trung Quốc áp đặt hạn ngạch xuất khẩu và giới hạn khai thác nhằm tăng cường kiểm soát các vật liệu giá trị này đã khiến giá đất hiếm tăng cao, buộc thế giới phải tìm nguồn cung khác phù hợp hơn.
Đất hiếm là nguyên liệu tối cần thiết cho việc sản xuất mọi thứ, từ iPod tới tên lửa./.
Trà My (Vietnam+)