Trong đợt tấn công từ 18-30/12/1972, đế quốc Mỹ không chỉ dội bom tàn phá Hà Nội, mà còn muốn xóa sổ nhiều vị trí trọng yếu của Hải Phòng như Cảng, Nhà máy xi măng.
Trong 12 ngày đêm lịch sử ấy, quân và dân thành phố Cảng đã anh dũng chiến đấu, cùng với Hà Nội làm nên chiến thắng lịch sử “Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không”.
Góp sức vào chiến thắng vĩ đại này, không thể không nhắc tới trận địa bắn rơi nhiều máy bay địch nhất trên bầu trời Hải Phòng: trận địa Minh Kha (xã Đồng Thái, An Dương, Hải Phòng).
Mắt xích hiểm yếu
Đại tá Hoàng Mạnh Dũng, nguyên là Sư đoàn Trưởng Quân chủng Phòng không- Không quân 363 người từng tham gia chỉ huy các trận đánh trên trận địa Minh Kha cho biết “rrận địa này gần trung tâm thành phố, là nơi đón lõng máy bay địch khi chúng bay từ vùng biển vào. Nơi đây mênh mông là ruộng vườn, đảm bảo an toàn và ngụy trang tốt nhất. Vì thế, Minh Kha trở thành một trong những vị trí hiểm yếu để bảo vệ bầu trời thành phố Cảng.
Cũng chính vì những lý do đó, đế quốc Mỹ đã đưa hàng trăm lượt máy bay chiến đấu hiện đại, trong đó có máy bay B52 dội bom tàn phá trận địa”.
Trước đợt tấn công 12 ngày đêm, đế quốc Mỹ đã nhiều lần dội bom xuống Hải Phòng. Có một ngày cả quân và dân từng chiến đấu tại trận địa Minh Kha đều nhớ, đó là ngày 16/4/1972. Các chiến sĩ của Tiểu đoàn 81, Trung đoàn 238, Sư đoàn 363 bắt được mục tiêu.
Dựa vào tín hiệu nhiễu, kíp chiến đấu khẳng định đó là máy bay B52. Các trắc thủ phóng tên lửa lên không trung và tiêu diệt được chiếc B52 đầu tiên trên bầu trời Hải Phòng.
Nói về trận địa Minh Kha, từng người dân ở đây đều tự hào về mối quan hệ khăng khít giữa quân và dân.
Bác Bùi Xuân Vượng, người tham gia lực lượng dân quân tự vệ, nguyên là Chủ nhiệm Hợp tác xã Đồng Thái trong những ngày tháng chiến đấu chống máy bay địch đánh phá, kể lại: “Ngày đó, bộ đội thường ở nhà dân. Quân và dân như người một nhà, cùng chia nhau từng bữa cơm, cốc nước. Công tác phòng không nhân dân cũng được hoàn thành nhanh gọn. Mỗi gia đình đào ít nhất một hầm chữ A.
Dân quân xã thành lập các tổ cứu hỏa, tải thương, cứu sập hầm, trực chiến máy bay địch. Họ còn được huấn luyện kỹ thuật bắn máy bay địch, sử dụng pháo cao xạ để sẵn sàng thay thế pháp thủ khi cần thiết”.
Chính nhờ sự hợp tác chặt chẽ giữa quân và dân, nên từ tháng 4 đến tháng 12/1972, trận địa tên lửa Minh Kha bắn rơi 29 máy bay chiến đấu của Mỹ, trong đó có 1 máy bay B52.
Đây là trận địa bắn rơi nhiều máy bay của địch nhất trên địa bàn thành phố và được mệnh danh là “tọa độ thép”, “trận địa lòng dân”.
Từ “tọa độ thép” trở thành “làng lúa, làng hoa”
Không chỉ anh hùng trong chiến đấu, người dân thôn Minh Kha nói riêng, xã Đồng Thái nói chung, còn năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trong thời đổi mới. Là một xã thuần nông nhưng người dân mạnh dạn chuyển sang hình thức canh tác hiệu quả hơn.
Anh Nguyễn Văn Thùy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Đồng Thái cho biết từ đầu những năm 90, người dân trong xã đã chuyển những vùng đất phù hợp sang trồng hoa.
Đến bây giờ, diện tích đất trồng hoa chiếm khoảng 25% diện tích đất nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mỗi năm, thu nhập từ hoa của bà con nông dân đạt từ 100- 200 triệu đồng.
Để giúp người dân trồng được những giống hoa tốt, màu sắc đẹp, Ủy ban nhân dân xã thường xuyên mời chuyên gia đầu ngành về hoa về tập huấn cho bà con.
Năm 2012, xã Đồng Thái đang trồng thử nghiệm 7 giống hoa mới nhập từ Hà Lan về để chọn giống hoa mới đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường.
Không áp dụng máy móc mà năng động tìm cách làm phù hợp - đó là đức tính của người Đồng Thái. Khu vực đất nông nghiệp trũng, sâu không phù hợp với trồng hoa, người dân thả rau muống, rau nhút, rau cải xoong. Thu nhập từ các loại rau màu này tương đương với trồng hoa và cây cảnh.
Chính nhờ sự năng động, sáng tạo của những người nông dân nên Đồng Thái luôn là xã đi đầu trong chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp của huyện An Dương suốt 15 năm qua.
Về Đồng Thái vào những ngày này, có thể cảm nhận được sự hứng khởi, tình yêu lao động, sự kiên cường của người dân nơi đây.
Đi qua những con đường đẹp mắt với những vườn hoa chuẩn bị đón Tết, là đến Tiểu đoàn 73, đơn vị đang đóng quân trên trận địa Minh Kha năm xưa.
Nơi đây vẫn còn lưu giữ những phương tiện đã bắn rơi máy bay B52 và máy bay chiến đấu khác của Mỹ trong những ngày tháng chiến đấu bảo vệ vùng trời thành phố Cảng./.
Trong 12 ngày đêm lịch sử ấy, quân và dân thành phố Cảng đã anh dũng chiến đấu, cùng với Hà Nội làm nên chiến thắng lịch sử “Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không”.
Góp sức vào chiến thắng vĩ đại này, không thể không nhắc tới trận địa bắn rơi nhiều máy bay địch nhất trên bầu trời Hải Phòng: trận địa Minh Kha (xã Đồng Thái, An Dương, Hải Phòng).
Mắt xích hiểm yếu
Đại tá Hoàng Mạnh Dũng, nguyên là Sư đoàn Trưởng Quân chủng Phòng không- Không quân 363 người từng tham gia chỉ huy các trận đánh trên trận địa Minh Kha cho biết “rrận địa này gần trung tâm thành phố, là nơi đón lõng máy bay địch khi chúng bay từ vùng biển vào. Nơi đây mênh mông là ruộng vườn, đảm bảo an toàn và ngụy trang tốt nhất. Vì thế, Minh Kha trở thành một trong những vị trí hiểm yếu để bảo vệ bầu trời thành phố Cảng.
Cũng chính vì những lý do đó, đế quốc Mỹ đã đưa hàng trăm lượt máy bay chiến đấu hiện đại, trong đó có máy bay B52 dội bom tàn phá trận địa”.
Trước đợt tấn công 12 ngày đêm, đế quốc Mỹ đã nhiều lần dội bom xuống Hải Phòng. Có một ngày cả quân và dân từng chiến đấu tại trận địa Minh Kha đều nhớ, đó là ngày 16/4/1972. Các chiến sĩ của Tiểu đoàn 81, Trung đoàn 238, Sư đoàn 363 bắt được mục tiêu.
Dựa vào tín hiệu nhiễu, kíp chiến đấu khẳng định đó là máy bay B52. Các trắc thủ phóng tên lửa lên không trung và tiêu diệt được chiếc B52 đầu tiên trên bầu trời Hải Phòng.
Nói về trận địa Minh Kha, từng người dân ở đây đều tự hào về mối quan hệ khăng khít giữa quân và dân.
Bác Bùi Xuân Vượng, người tham gia lực lượng dân quân tự vệ, nguyên là Chủ nhiệm Hợp tác xã Đồng Thái trong những ngày tháng chiến đấu chống máy bay địch đánh phá, kể lại: “Ngày đó, bộ đội thường ở nhà dân. Quân và dân như người một nhà, cùng chia nhau từng bữa cơm, cốc nước. Công tác phòng không nhân dân cũng được hoàn thành nhanh gọn. Mỗi gia đình đào ít nhất một hầm chữ A.
Dân quân xã thành lập các tổ cứu hỏa, tải thương, cứu sập hầm, trực chiến máy bay địch. Họ còn được huấn luyện kỹ thuật bắn máy bay địch, sử dụng pháo cao xạ để sẵn sàng thay thế pháp thủ khi cần thiết”.
Chính nhờ sự hợp tác chặt chẽ giữa quân và dân, nên từ tháng 4 đến tháng 12/1972, trận địa tên lửa Minh Kha bắn rơi 29 máy bay chiến đấu của Mỹ, trong đó có 1 máy bay B52.
Đây là trận địa bắn rơi nhiều máy bay của địch nhất trên địa bàn thành phố và được mệnh danh là “tọa độ thép”, “trận địa lòng dân”.
Từ “tọa độ thép” trở thành “làng lúa, làng hoa”
Không chỉ anh hùng trong chiến đấu, người dân thôn Minh Kha nói riêng, xã Đồng Thái nói chung, còn năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trong thời đổi mới. Là một xã thuần nông nhưng người dân mạnh dạn chuyển sang hình thức canh tác hiệu quả hơn.
Anh Nguyễn Văn Thùy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Đồng Thái cho biết từ đầu những năm 90, người dân trong xã đã chuyển những vùng đất phù hợp sang trồng hoa.
Đến bây giờ, diện tích đất trồng hoa chiếm khoảng 25% diện tích đất nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mỗi năm, thu nhập từ hoa của bà con nông dân đạt từ 100- 200 triệu đồng.
Để giúp người dân trồng được những giống hoa tốt, màu sắc đẹp, Ủy ban nhân dân xã thường xuyên mời chuyên gia đầu ngành về hoa về tập huấn cho bà con.
Năm 2012, xã Đồng Thái đang trồng thử nghiệm 7 giống hoa mới nhập từ Hà Lan về để chọn giống hoa mới đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường.
Không áp dụng máy móc mà năng động tìm cách làm phù hợp - đó là đức tính của người Đồng Thái. Khu vực đất nông nghiệp trũng, sâu không phù hợp với trồng hoa, người dân thả rau muống, rau nhút, rau cải xoong. Thu nhập từ các loại rau màu này tương đương với trồng hoa và cây cảnh.
Chính nhờ sự năng động, sáng tạo của những người nông dân nên Đồng Thái luôn là xã đi đầu trong chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp của huyện An Dương suốt 15 năm qua.
Về Đồng Thái vào những ngày này, có thể cảm nhận được sự hứng khởi, tình yêu lao động, sự kiên cường của người dân nơi đây.
Đi qua những con đường đẹp mắt với những vườn hoa chuẩn bị đón Tết, là đến Tiểu đoàn 73, đơn vị đang đóng quân trên trận địa Minh Kha năm xưa.
Nơi đây vẫn còn lưu giữ những phương tiện đã bắn rơi máy bay B52 và máy bay chiến đấu khác của Mỹ trong những ngày tháng chiến đấu bảo vệ vùng trời thành phố Cảng./.
Minh Thu (TTXVN)