Mới đây, tại Hasselt, thủ phủ của tỉnh Limburg thuộc vùng Tây Flander, Sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Bỉ đã phối hợp với văn phòng Petercam tại Hasselt tổ chức một cuộc tọa đàm giới thiệu về Việt Nam.
Tới dự có đông đảo đại diện của các doanh nghiệp của Hasselt và vùng Tây Flander của Bỉ quan tâm tới cơ hội đầu tư vào thị trường Việt Nam, trong đó có một số doanh nghiệp đang làm ăn kinh doanh tại Việt Nam. Các đại diện doanh nghiệp Bỉ tham dự buổi tọa đàm là những nhà kinh doanh trong nhiều lĩnh vực như sắt công nghiệp, xây dựng, công nghệ thực phẩm, thiết bị y tế…
Hai diễn giả chính của cuộc tọa đàm là Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ Phạm Sanh Châu và nhà kinh tế chính của Petercam Bart Van Craeynest.
Phát biểu khai mạc cuộc tọa đàm, Giám đốc Petercam tại Hasselt là Patrick Vande Kerchhove nhấn mạnh Việt Nam là một trong những nền kinh tế đang phát triển với tốc độ rất ấn tượng trong những năm qua và mục đích của cuộc hội thảo là nhằm giúp cho các doanh nghiệp Bỉ, và đặc biệt là các doanh nghiệp vùng Tây Flanders, hiểu hơn những cơ hội cũng như thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam.
Trong phần trình bày của mình, Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ Phạm Sanh Châu đã giới thiệu một bức tranh toàn cảnh về đất nước, lịch sử, con người và nền văn hóa của Việt Nam. Đại sứ khẳng định đất nước Việt Nam có truyền thống lịch sử anh dũng chống giặc ngoại xâm, song dân tộc Việt Nam là những người yêu hòa bình và cần cù, chịu khó.
Với một diện tích gấp khoảng 10 lần so với diện tích của Bỉ và sự chung sống của 54 dân tộc khác nhau, Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đặc sắc. Việt Nam còn được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh đẹp đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Trong những năm gần đây, Việt Nam đạt những con số khá ấn tượng về tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư của nước ngoài.
Đại sứ đã nêu ra những con số mới nhất về tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2012 đối với những mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam như hàng dệt may, dầu thô, linh kiện điện thoại, phụ tùng máy tính, giày dép, đồ gỗ, máy móc, gạo…
Đại sứ đã nêu bật những cơ hội cũng như những thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới. Việt Nam cũng đang tích cực tham gia đàm phán các thỏa thuận thương mại đa phương và song phương như TPP, FTA…
Đại sứ cũng giới thiệu về sự phát triển các mối quan hệ hợp tác song phương và đa phương của Việt Nam, đặc biệt nhấn mạnh tới mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Bỉ phát triển ngày càng khăng khít trong suốt 40 năm qua kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973 đã tạo cơ hội cho sự phát triển hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
Về lĩnh vực hợp tác kinh tế, năm 2012, Bỉ đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ bảy của Liên minh châu Âu tại Việt Nam, với kim ngạch trao đổi buôn bán hai chiều đạt 1,55 tỷ USD. Về hỗ trợ vốn và đầu tư, năm 2012 Bỉ xếp thứ 35 trong số 100 đối tác có nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Hiện có khoảng 41 dự án gồm công nghệ sinh học, ngân hàng, giáo dục và xử lý nguồn nước… đang được hai nước hợp tác thực hiện.
Mới đây, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Bỉ của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vào tháng 1/2013, Bỉ đã cam kết hỗ trợ 30 triệu euro cho dự án quản lý nguồn nước của Việt Nam. Ông cho biết hiện đã có khoảng 90 văn phòng đại diện của các công ty Bỉ trên khắp Việt Nam. Những lĩnh vực các doanh nghiệp Bỉ quan tâm gồm giàu dép, may mặc, thủy sản, càphê, hàng thủ công, nông sản, đồ điện tử, phần mềm và đóng tàu…
Nhà kinh tế chính của Petercam Bart Van Craeynest cũng đã có một bài trình bày với những phân tích sâu về tình hình kinh tế vĩ mô, về các yếu tố chính trị-xã hội của Việt Nam trong những năm gần đây, thông qua những chỉ số tăng trưởng kinh tế, nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tỷ lệ lạm phát, kim ngạch xuất nhập khẩu, tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động… và những đánh giá cơ bản về kinh tế rất hữu ích cho các doanh nghiệp Bỉ quan tâm tới thị trường Việt Nam.
Ông Patrick Vande Kerckhove khẳng định nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế mở, tiềm năng kinh tế và cơ hội làm ăn tại Việt Nam đang là sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp Bỉ. Ông cho biết lý do chính để Petercam tổ chức buổi hội thảo này là cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp quan tâm đến việc đầu tư và phát triển thương mại với Việt Nam của Bỉ và vùng Tây Flanders, đồng thời tạo một bầu không khí gần gũi để tìm hiểu chính sách, trao đổi kinh nghiệm và kiến thức kinh doanh, đầu tư vào Việt Nam cũng như trong việc nhập khẩu các mặt hàng của Việt Nam vào thị trường Bỉ. Ông khẳng định ngày càng có nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Bỉ vào đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Nhà kinh tế chính của Petercam Bart Van Craeynest cũng có chung nhận xét Việt Nam là một trong những thị trường mới nổi có sự phát triển ấn tượng và đây sẽ tiếp tục là địa chỉ thu hút đối với các nhà đầu tư của EU nói chung, và của Bỉ nói riêng.
Petercam là tập đoàn môi giới tài chính hàng đầu của Bỉ. Mạng lưới của tập đoàn độc lập này hiện ngày càng mở rộng sang các nước như Hà Lan, Luxembourg, Thụy Sĩ và các văn phòng của Petercam đã được mở tại hầu hết các thành phố lớn của Bỉ./.
Tới dự có đông đảo đại diện của các doanh nghiệp của Hasselt và vùng Tây Flander của Bỉ quan tâm tới cơ hội đầu tư vào thị trường Việt Nam, trong đó có một số doanh nghiệp đang làm ăn kinh doanh tại Việt Nam. Các đại diện doanh nghiệp Bỉ tham dự buổi tọa đàm là những nhà kinh doanh trong nhiều lĩnh vực như sắt công nghiệp, xây dựng, công nghệ thực phẩm, thiết bị y tế…
Hai diễn giả chính của cuộc tọa đàm là Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ Phạm Sanh Châu và nhà kinh tế chính của Petercam Bart Van Craeynest.
Phát biểu khai mạc cuộc tọa đàm, Giám đốc Petercam tại Hasselt là Patrick Vande Kerchhove nhấn mạnh Việt Nam là một trong những nền kinh tế đang phát triển với tốc độ rất ấn tượng trong những năm qua và mục đích của cuộc hội thảo là nhằm giúp cho các doanh nghiệp Bỉ, và đặc biệt là các doanh nghiệp vùng Tây Flanders, hiểu hơn những cơ hội cũng như thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam.
Trong phần trình bày của mình, Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ Phạm Sanh Châu đã giới thiệu một bức tranh toàn cảnh về đất nước, lịch sử, con người và nền văn hóa của Việt Nam. Đại sứ khẳng định đất nước Việt Nam có truyền thống lịch sử anh dũng chống giặc ngoại xâm, song dân tộc Việt Nam là những người yêu hòa bình và cần cù, chịu khó.
Với một diện tích gấp khoảng 10 lần so với diện tích của Bỉ và sự chung sống của 54 dân tộc khác nhau, Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đặc sắc. Việt Nam còn được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh đẹp đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Trong những năm gần đây, Việt Nam đạt những con số khá ấn tượng về tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư của nước ngoài.
Đại sứ đã nêu ra những con số mới nhất về tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2012 đối với những mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam như hàng dệt may, dầu thô, linh kiện điện thoại, phụ tùng máy tính, giày dép, đồ gỗ, máy móc, gạo…
Đại sứ đã nêu bật những cơ hội cũng như những thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới. Việt Nam cũng đang tích cực tham gia đàm phán các thỏa thuận thương mại đa phương và song phương như TPP, FTA…
Đại sứ cũng giới thiệu về sự phát triển các mối quan hệ hợp tác song phương và đa phương của Việt Nam, đặc biệt nhấn mạnh tới mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Bỉ phát triển ngày càng khăng khít trong suốt 40 năm qua kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973 đã tạo cơ hội cho sự phát triển hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
Về lĩnh vực hợp tác kinh tế, năm 2012, Bỉ đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ bảy của Liên minh châu Âu tại Việt Nam, với kim ngạch trao đổi buôn bán hai chiều đạt 1,55 tỷ USD. Về hỗ trợ vốn và đầu tư, năm 2012 Bỉ xếp thứ 35 trong số 100 đối tác có nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Hiện có khoảng 41 dự án gồm công nghệ sinh học, ngân hàng, giáo dục và xử lý nguồn nước… đang được hai nước hợp tác thực hiện.
Mới đây, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Bỉ của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vào tháng 1/2013, Bỉ đã cam kết hỗ trợ 30 triệu euro cho dự án quản lý nguồn nước của Việt Nam. Ông cho biết hiện đã có khoảng 90 văn phòng đại diện của các công ty Bỉ trên khắp Việt Nam. Những lĩnh vực các doanh nghiệp Bỉ quan tâm gồm giàu dép, may mặc, thủy sản, càphê, hàng thủ công, nông sản, đồ điện tử, phần mềm và đóng tàu…
Nhà kinh tế chính của Petercam Bart Van Craeynest cũng đã có một bài trình bày với những phân tích sâu về tình hình kinh tế vĩ mô, về các yếu tố chính trị-xã hội của Việt Nam trong những năm gần đây, thông qua những chỉ số tăng trưởng kinh tế, nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tỷ lệ lạm phát, kim ngạch xuất nhập khẩu, tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động… và những đánh giá cơ bản về kinh tế rất hữu ích cho các doanh nghiệp Bỉ quan tâm tới thị trường Việt Nam.
Ông Patrick Vande Kerckhove khẳng định nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế mở, tiềm năng kinh tế và cơ hội làm ăn tại Việt Nam đang là sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp Bỉ. Ông cho biết lý do chính để Petercam tổ chức buổi hội thảo này là cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp quan tâm đến việc đầu tư và phát triển thương mại với Việt Nam của Bỉ và vùng Tây Flanders, đồng thời tạo một bầu không khí gần gũi để tìm hiểu chính sách, trao đổi kinh nghiệm và kiến thức kinh doanh, đầu tư vào Việt Nam cũng như trong việc nhập khẩu các mặt hàng của Việt Nam vào thị trường Bỉ. Ông khẳng định ngày càng có nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Bỉ vào đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Nhà kinh tế chính của Petercam Bart Van Craeynest cũng có chung nhận xét Việt Nam là một trong những thị trường mới nổi có sự phát triển ấn tượng và đây sẽ tiếp tục là địa chỉ thu hút đối với các nhà đầu tư của EU nói chung, và của Bỉ nói riêng.
Petercam là tập đoàn môi giới tài chính hàng đầu của Bỉ. Mạng lưới của tập đoàn độc lập này hiện ngày càng mở rộng sang các nước như Hà Lan, Luxembourg, Thụy Sĩ và các văn phòng của Petercam đã được mở tại hầu hết các thành phố lớn của Bỉ./.
Thái Vân- Đỗ Hưng/Brussels (Vietnam+)