Chiều 17/4, tại Hà Nội, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức cuộc tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.”
Tham gia buổi tọa đàm có các nhà nghiên cứu, lý luận đến từ Hội đồng Lý luận Trung ương, Học viện Chính trị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh).
Tại buổi tọa đàm, các nhà nghiên cứu lý luận nhấn mạnh đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân Việt Nam, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử.
Thực tiễn phong phú và những thành tựu đạt được qua 25 năm đổi mới, 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, sáng tạo; đi lên chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn phù hợp với quy luật khách quan và thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới bảo đảm cho dân tộc Việt Nam có độc lập, tự do thực sự, đất nước phát triển phồn vinh, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Cương lĩnh (Bổ sung, phát triển năm 2011) đã xác định rõ hơn mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam xây dựng là một xã hội "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”.
Các nhà lý luận đã đi sâu phân tích, làm rõ hơn những phương hướng cơ bản xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được xác định trong các văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Các đại biểu cho rằng những phương hướng cơ bản nêu trên đã thể hiện tính hệ thống, đồng bộ của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, vừa đúng xu thế thời đại, vừa phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Quá trình thực hiện các phương hướng cơ bản phải đặc biệt chú trọng và giải quyết các mối quan hệ lớn xuất hiện trong quá trình đổi mới. Đó là quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; quan hệ giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất phù hợp; quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; quan hệ giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế; quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.
Buổi tọa đàm góp phần tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân về các nội dung cơ bản của các văn kiện Đại hội XI, đưa nghị quyết Đại hội Đảng sớm đi vào cuộc sống./.
Tham gia buổi tọa đàm có các nhà nghiên cứu, lý luận đến từ Hội đồng Lý luận Trung ương, Học viện Chính trị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh).
Tại buổi tọa đàm, các nhà nghiên cứu lý luận nhấn mạnh đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân Việt Nam, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử.
Thực tiễn phong phú và những thành tựu đạt được qua 25 năm đổi mới, 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, sáng tạo; đi lên chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn phù hợp với quy luật khách quan và thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới bảo đảm cho dân tộc Việt Nam có độc lập, tự do thực sự, đất nước phát triển phồn vinh, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Cương lĩnh (Bổ sung, phát triển năm 2011) đã xác định rõ hơn mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam xây dựng là một xã hội "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”.
Các nhà lý luận đã đi sâu phân tích, làm rõ hơn những phương hướng cơ bản xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được xác định trong các văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Các đại biểu cho rằng những phương hướng cơ bản nêu trên đã thể hiện tính hệ thống, đồng bộ của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, vừa đúng xu thế thời đại, vừa phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Quá trình thực hiện các phương hướng cơ bản phải đặc biệt chú trọng và giải quyết các mối quan hệ lớn xuất hiện trong quá trình đổi mới. Đó là quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; quan hệ giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất phù hợp; quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; quan hệ giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế; quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.
Buổi tọa đàm góp phần tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân về các nội dung cơ bản của các văn kiện Đại hội XI, đưa nghị quyết Đại hội Đảng sớm đi vào cuộc sống./.
Hương Thủy (TTXVN/Vietnam+)