Ngày 12/12, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt-Trung 2010, Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam đã cùng các Hội Hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc, Hội Hữu nghị Việt-Trung và Hội Hữu nghị Trung-Việt tổ chức Tọa đàm về “Chính sách Xã hội Việt Nam-Trung Quốc.”
Đây là dịp để các chuyên gia, các nhà quản lý và đông đảo cán bộ, nhân dân hai nước tìm hiểu sâu hơn về tình hình và việc thực hiện các chính sách xã hội của hai nước; đồng thời trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề xã hội ở mỗi nước.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban các Vấn đề xã hội của Quốc hội Lương Phan Cừ nêu rõ Việt Nam luôn coi việc phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển các chính sách xã hội. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều Luật (Lao động, Bảo hiểm xã hội, Khuyết tật, Phòng, chống ma túy, Bình đẳng giới…), xây dựng nhiều chương trình xã hội (nước sạch, phòng chống tội phạm, cho vay ưu đãi, giải quyết việc làm…), phát động nhiều cuộc vận động (ngày vì người nghèo, ủng hộ đồng bào bão lụt miền Trung, ngày môi trường…), huy động đông đảo người dân, các tổ chức chính trị xã hội tham gia các hoạt động từ Trung ương đến địa phương.
Mục tiêu cuối cùng của những chính sách xã hội là giúp cho người dân được hưởng các quyền cơ bản về đời sống, được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, tham gia các hoạt động văn hóa, kinh tế, xã hội, được giúp đỡ nếu bị rơi vào trường hợp yếu thế.
Việc thực hiện các chính sách xã hội, các phong trào, các cuộc vận động giúp xã hội Việt Nam ổn định và phát triển, quyền được sống trong môi trường hòa bình của người dân được bảo đảm.
Những chính sách xã hội của Việt Nam với trụ cột là chính sách bảo hiểm xã hội, đã thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam là quan tâm đến các đối tượng yếu thế và luôn tạo điều kiện, phát huy tính chủ động của người dân vào việc tham gia giải quyết các vấn đề xã hội. Các chủ trương, chính sách và pháp luật của Việt Nam ngày càng hoàn thiện, được nhân dân ủng hộ, góp phần ổn định đời sống, an ninh chính trị đất nước.
Giới thiệu về tình hình người già và bảo hiểm dưỡng lão ở đô thị và nông thôn Trung Quốc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Người cao tuổi toàn quốc Trung Quốc Tiêu Tài Vỹ cũng cho biết tỷ lệ người già so với dân số của Trung Quốc ngày càng tăng, từ 10% năm 1999 đã lên 13% (167 triệu người) vào cuối năm 2009. Số người già của Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn (1/5) trong tổng số người già toàn cầu.
Trung Quốc đã có nhiều chính sách xã hội, nhất là các chính sách về chăm sóc người già, từ cuối năm 70, thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình, tại Trung Quốc, tỷ suất sinh giảm, tuổi thọ tăng.
Thập kỷ 50 của thế kỷ trước, bình quân tuổi thọ của người Trung Quốc là 40 nay là 73 tuổi. Hiện Trung Quốc đã bước chân vào ngưỡng nước dân số già, với xu thế tỷ lệ người già tăng nhanh hơn tốc độ hiện đại hóa. Dự báo năm 2020, số người già trên 80 tuổi ở Trung Quốc sẽ là 27 triệu người.
Nổi cộm vẫn là vấn đề người già ở nông thôn, hiện chiếm tới 60% số người già của Trung quốc (100 triệu người). Chính sách xã hội và cơ chế chăm sóc người già được phủ rộng ở các khu vực công nhân viên chức, công dân đô thị và công dân nông thôn. Hiện loại hình mới về bảo hiểm dưỡng lão đã được thực hiện trên 10% số huyện của Trung Quốc. Theo đánh giá của ông Tiêu Tài Vỹ thì Trung Quốc không để “điểm trắng” về chính sách xã hội…
Tại tọa đàm, các đại biểu còn nghe phát biểu của Phó trưởng phòng Bảo hiểm dưỡng lão Sở Bảo hiểm xã hội và tài nguyên nhân lực Quảng Tây Vi Vỹ và Trưởng ban Lập nghiệp Trung tâm dịch vụ lập nghiệp kỹ thuật cao mới Côn Minh, Vân Nam Trương Đơn, nêu nhiều kinh nghiêm quý được đúc kết từ thực tế quản lý, điều hành của Trung quốc trong giải quyết các vấn đề xã hội./.
Đây là dịp để các chuyên gia, các nhà quản lý và đông đảo cán bộ, nhân dân hai nước tìm hiểu sâu hơn về tình hình và việc thực hiện các chính sách xã hội của hai nước; đồng thời trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề xã hội ở mỗi nước.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban các Vấn đề xã hội của Quốc hội Lương Phan Cừ nêu rõ Việt Nam luôn coi việc phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển các chính sách xã hội. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều Luật (Lao động, Bảo hiểm xã hội, Khuyết tật, Phòng, chống ma túy, Bình đẳng giới…), xây dựng nhiều chương trình xã hội (nước sạch, phòng chống tội phạm, cho vay ưu đãi, giải quyết việc làm…), phát động nhiều cuộc vận động (ngày vì người nghèo, ủng hộ đồng bào bão lụt miền Trung, ngày môi trường…), huy động đông đảo người dân, các tổ chức chính trị xã hội tham gia các hoạt động từ Trung ương đến địa phương.
Mục tiêu cuối cùng của những chính sách xã hội là giúp cho người dân được hưởng các quyền cơ bản về đời sống, được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, tham gia các hoạt động văn hóa, kinh tế, xã hội, được giúp đỡ nếu bị rơi vào trường hợp yếu thế.
Việc thực hiện các chính sách xã hội, các phong trào, các cuộc vận động giúp xã hội Việt Nam ổn định và phát triển, quyền được sống trong môi trường hòa bình của người dân được bảo đảm.
Những chính sách xã hội của Việt Nam với trụ cột là chính sách bảo hiểm xã hội, đã thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam là quan tâm đến các đối tượng yếu thế và luôn tạo điều kiện, phát huy tính chủ động của người dân vào việc tham gia giải quyết các vấn đề xã hội. Các chủ trương, chính sách và pháp luật của Việt Nam ngày càng hoàn thiện, được nhân dân ủng hộ, góp phần ổn định đời sống, an ninh chính trị đất nước.
Giới thiệu về tình hình người già và bảo hiểm dưỡng lão ở đô thị và nông thôn Trung Quốc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Người cao tuổi toàn quốc Trung Quốc Tiêu Tài Vỹ cũng cho biết tỷ lệ người già so với dân số của Trung Quốc ngày càng tăng, từ 10% năm 1999 đã lên 13% (167 triệu người) vào cuối năm 2009. Số người già của Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn (1/5) trong tổng số người già toàn cầu.
Trung Quốc đã có nhiều chính sách xã hội, nhất là các chính sách về chăm sóc người già, từ cuối năm 70, thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình, tại Trung Quốc, tỷ suất sinh giảm, tuổi thọ tăng.
Thập kỷ 50 của thế kỷ trước, bình quân tuổi thọ của người Trung Quốc là 40 nay là 73 tuổi. Hiện Trung Quốc đã bước chân vào ngưỡng nước dân số già, với xu thế tỷ lệ người già tăng nhanh hơn tốc độ hiện đại hóa. Dự báo năm 2020, số người già trên 80 tuổi ở Trung Quốc sẽ là 27 triệu người.
Nổi cộm vẫn là vấn đề người già ở nông thôn, hiện chiếm tới 60% số người già của Trung quốc (100 triệu người). Chính sách xã hội và cơ chế chăm sóc người già được phủ rộng ở các khu vực công nhân viên chức, công dân đô thị và công dân nông thôn. Hiện loại hình mới về bảo hiểm dưỡng lão đã được thực hiện trên 10% số huyện của Trung Quốc. Theo đánh giá của ông Tiêu Tài Vỹ thì Trung Quốc không để “điểm trắng” về chính sách xã hội…
Tại tọa đàm, các đại biểu còn nghe phát biểu của Phó trưởng phòng Bảo hiểm dưỡng lão Sở Bảo hiểm xã hội và tài nguyên nhân lực Quảng Tây Vi Vỹ và Trưởng ban Lập nghiệp Trung tâm dịch vụ lập nghiệp kỹ thuật cao mới Côn Minh, Vân Nam Trương Đơn, nêu nhiều kinh nghiêm quý được đúc kết từ thực tế quản lý, điều hành của Trung quốc trong giải quyết các vấn đề xã hội./.
Phúc Hằng (TTXVN/Vietnam+)