Ngày 3/8, Tòa án Tối cao Pakistan đã bác bỏ một luật mới cho phép các quan chức cấp cao trong chính phủ, gồm tổng thống, thủ tướng và các bộ trưởng, được miễn tội khi không chấp hành các quyết định của tòa án.
Tháng trước, Quốc hội Pakistan thông qua dự luật này nhằm bảo vệ thủ tướng sau động thái Tòa án Tối cao phế truất tư cách thủ tướng của ông Yusuf Raza Gilani với cáo buộc ông nhạo báng bộ máy tư pháp khi không chấp hành lệnh của tòa án về việc đề nghị giới chức Thụy Sĩ mở lại cuộc điều tra tham nhũng đối với Tổng thống Asif Ali Zardari.
Tổng thống Zardari đã ký ban hành luật này. Tuy nhiên, Tòa án Tối cao ngày 3/8 đã ra tuyên bố rằng điều luật này là "vi hiến."
Đây là tình tiết mới nhất trong những tranh cãi kéo dài 2 năm rưỡi qua khi Chính phủ Pakistan phản đối các yêu cầu của Tòa án Tối cao đòi điều tra Tổng thống Zardari. Theo phía chính phủ, ông Zardari được hưởng quyền miễn trừ với tư cách người đứng đầu nhà nước. Mâu thuẫn này có thể dẫn tới việc Pakistan buộc phải tổ chức bầu cử sớm trước thời hạn tháng 2/2013.
Tòa án Tối cao đã đặt thời hạn chót ngày 8/8 cho tân Thủ tướng Raja Pervez Ashraf thi hành lệnh của tòa về việc mở lại các cuộc điều tra tham nhũng nhằm vào Tổng thống Zardari. Tháng trước, Tòa án Tối cao từng cảnh báo rằng ông Ashraf có thể chịu chung số phận bị phế truất tư cách thủ tướng giống như người tiền nhiệm Gilani nếu từ chối thực hiện lệnh trên.
Hiện Chính phủ Pakistan chưa đưa ra phản ứng trước quyết định bác bỏ luật bảo vệ thủ tướng của Tòa án Tối cao. Truyền hình quốc gia nước này dẫn lời Tổng chưởng lý Irfan Qadir nói rằng ông "sững sờ" trước quyết định của tòa, mà theo ông là đã "đi quá quyền hạn." Quan chức này nhấn mạnh quốc hội là tối cao và có thẩm quyền lập pháp, bộ máy tư pháp không nên can thiệp vào các vấn đề lập pháp.
Nghi án Tổng thống Zardari tham nhũng xuất hiện từ những năm 1990, khi ông và vợ là cố Thủ tướng Benazir Bhutto bị tình nghi sử dụng tài khoản ngân hàng ở Thụy Sĩ để rửa khoản tiền 12 triệu USD được cho là tiền "hối lộ" của các công ty muốn có các hợp đồng thanh tra hải quan. Các nhà chức trách Thụy Sĩ đã khép lại hồ sơ vụ án này khi ông Zardari lên nhậm chức tổng thống vào năm 2008.
Tuy nhiên, năm 2009, Tòa án Tối cao đã bãi bỏ một lệnh ân xá do cựu Tổng thống Pervez Musharraf ban hành năm 2007 trong thời gian cầm quyền, liên quan đến vụ án tham nhũng có sự dính líu của hàng nghìn người, trong đó có ông Zardari. Từ đó đến nay, toà án trên vẫn tiếp tục thúc ép chính phủ yêu cầu phía Thụy Sĩ mở lại các vụ án tham nhũng này./.
Tháng trước, Quốc hội Pakistan thông qua dự luật này nhằm bảo vệ thủ tướng sau động thái Tòa án Tối cao phế truất tư cách thủ tướng của ông Yusuf Raza Gilani với cáo buộc ông nhạo báng bộ máy tư pháp khi không chấp hành lệnh của tòa án về việc đề nghị giới chức Thụy Sĩ mở lại cuộc điều tra tham nhũng đối với Tổng thống Asif Ali Zardari.
Tổng thống Zardari đã ký ban hành luật này. Tuy nhiên, Tòa án Tối cao ngày 3/8 đã ra tuyên bố rằng điều luật này là "vi hiến."
Đây là tình tiết mới nhất trong những tranh cãi kéo dài 2 năm rưỡi qua khi Chính phủ Pakistan phản đối các yêu cầu của Tòa án Tối cao đòi điều tra Tổng thống Zardari. Theo phía chính phủ, ông Zardari được hưởng quyền miễn trừ với tư cách người đứng đầu nhà nước. Mâu thuẫn này có thể dẫn tới việc Pakistan buộc phải tổ chức bầu cử sớm trước thời hạn tháng 2/2013.
Tòa án Tối cao đã đặt thời hạn chót ngày 8/8 cho tân Thủ tướng Raja Pervez Ashraf thi hành lệnh của tòa về việc mở lại các cuộc điều tra tham nhũng nhằm vào Tổng thống Zardari. Tháng trước, Tòa án Tối cao từng cảnh báo rằng ông Ashraf có thể chịu chung số phận bị phế truất tư cách thủ tướng giống như người tiền nhiệm Gilani nếu từ chối thực hiện lệnh trên.
Hiện Chính phủ Pakistan chưa đưa ra phản ứng trước quyết định bác bỏ luật bảo vệ thủ tướng của Tòa án Tối cao. Truyền hình quốc gia nước này dẫn lời Tổng chưởng lý Irfan Qadir nói rằng ông "sững sờ" trước quyết định của tòa, mà theo ông là đã "đi quá quyền hạn." Quan chức này nhấn mạnh quốc hội là tối cao và có thẩm quyền lập pháp, bộ máy tư pháp không nên can thiệp vào các vấn đề lập pháp.
Nghi án Tổng thống Zardari tham nhũng xuất hiện từ những năm 1990, khi ông và vợ là cố Thủ tướng Benazir Bhutto bị tình nghi sử dụng tài khoản ngân hàng ở Thụy Sĩ để rửa khoản tiền 12 triệu USD được cho là tiền "hối lộ" của các công ty muốn có các hợp đồng thanh tra hải quan. Các nhà chức trách Thụy Sĩ đã khép lại hồ sơ vụ án này khi ông Zardari lên nhậm chức tổng thống vào năm 2008.
Tuy nhiên, năm 2009, Tòa án Tối cao đã bãi bỏ một lệnh ân xá do cựu Tổng thống Pervez Musharraf ban hành năm 2007 trong thời gian cầm quyền, liên quan đến vụ án tham nhũng có sự dính líu của hàng nghìn người, trong đó có ông Zardari. Từ đó đến nay, toà án trên vẫn tiếp tục thúc ép chính phủ yêu cầu phía Thụy Sĩ mở lại các vụ án tham nhũng này./.
(TTXVN)