Ấm lòng phở Việt

Tô phở Việt ấm lòng nạn nhân sóng thần tại Nhật

Những tô phở là sự sẻ chia mà các du học sinh Việt Nam tại Nhật chuyển tới những người bị nạn trong trận sóng thần tại Watari-Cho.

Thảm họa động đất-sóng thần ở Nhật Bản đã ươm mầm cho những câu chuyện cảm độngvề tình người, cũng như gắn kết các dân tộc. Chương trình “Một chút ấm lòng” docác cựu du học sinh ở Nhật hiện đang sinh sống trên khắp thế giới (gọi tắt làExryu) tổ chức là một ví dụ.

Hôm 14/4 vừa qua, một nhóm thiện nguyện gồm các Exryu đang sống ở Nhật (Exryu Japan) đã thựchiện chuyến đi tới hai trung tâm tạm trú tại Watari-Cho thuộc tỉnh Miyagi để chuyển tới các nạn nhân thảmhọa những tô phở Việt, như một sự sẻ chia, đúng với tên gọi của chương trình,“Một chút ấm lòng.”

Vào đầu tháng Năm tới, nhóm dự định sẽ tổ chức chuyến đi thứhai, đem tới những người bị nạn thêm nhiều món ăn Việt và các vật phẩm khác.

Vietnam+ xin giới thiệu bài viết và hình ảnh do các anh Vĩnh Trường và Tô Bửu Lưỡngthực hiện, được đăng trên trang nhà của các Exryu, www.erct.com (Exryu Cuối tuần).

"Sau hai lần đi thăm thành phố Ishinomaki và làng Watari, ngày 14/4 vừa qua, "Exryu Japan"đã thay mặt anh em đến thăm hai trung tâm tạm trú ở Watari-Cho (Miyagi) và gởiđến những người lánh nạn ở đây gần 900 tô phở Việt Nam.

Đây là một trong nhữngchương trình để đem đến tận tay người bị nạn vùng Tohoku, Nhật Bản, những tấmlòng của gia đình cựu du học sinh Việt Nam tại Nhật và thân hữu.

Đoàn chúng tôi từ Tokyo có sáu người, gồm các anh Tô Bửu Lưỡng, Nguyễn Vĩnh Trường, em Trần Văn Quang (cựu du học sinh 92), em PhạmĐức Phong (thành viên nhóm Ryuki – du học sinh khởi nghiệp), ông Matsushita Hiroyuki (cựu du học sinh 92) và em Nguyễn Văn Duy (đầu bếp của VN-Garden) ngồi co ro trên một chiếc xe chở hàng nhỏ có nămghế ngồi.

Đoàn khởi hành lúc 12 giờ 30 từ Tokyo ngày 14/4, khoảng 5 giờ sáng đã đến gầnWatari-cho. Con đường vào Watari la liệt đống đổ nát, nhiều căn nhà chỉ còn trơ khung sắt, cơn sóng dữ đã quét đi tất cả.

Trước 8 giờ sáng, chúng tôi đến Trung tâm lánh nạn Trường Trung học phổthông Watari, nơi đây có 650 người sơ tán.

Hôm nay trời nắng ấm, hoa Anh đào đã bắt đầu nở nơi sân trường.

Cuộc sống ở Trung tâm còn thiếu thốn đủ thứ. Có người gặp chúng tôi hỏi xin chăn vì không đủ ấm. Rất tiếc là chúng tôi đãkhông nghĩ đến tình huống này.

Ăn thì ngày hai bữa. Sáng: Cơm nắm với canh rau – Chiều: Canh rau và cơm nắm, cộng thêm ổ bánh mì để dành cho khuya tối đói bụng. Thỉnh thoảng mới được một bữa ăn nóng như của chúng ta hôm nay.

Sáng nay cũng lại cơm nắm, mỗi người một, hai cục cơm nắm và một chén canh raucải trắng (hakusai), nhưng đặc biệt sẽ có những tô phở nóng Việt Nam đem lại "một chút ấm lòng."

Sau 10 giờ sáng là giờ chuẩn bị của nhóm.Thiếu bếp trụng bánhphở nên chúng tôi phải rửa sạch nồi để làm. Người Việt mình rất giỏi trong việc tùy cơ ứng biến.Nghĩa là đặt nồi trụng bên trong nồi nước lèo như thế này. May mắn cho chúng talà mới có nước lại từ hôm qua để rửa nồi. Như thế là chỉ có hai bếp chúng ta cũng có thể có đủ nước trụng bánh phở và hai nồinước lèo: một cho phở bò và một cho phở gà.

Chúng tôi mời các bạn Nhật đến để giới thiệu về phở Việt, phở gà thì có thịt gà, phở bò thì có thịt bò sau đó mời các bạn ăn thử và dán lên tấm bảng:

“Xin gửi đến quý vị những tô phở nóng mang tâm tình chia sẻ và lòng biết ơn sâusắc của chúng tôi. Cựu Du Học Sinh VN tại Nhật Bản và thân hữu – Những người đã từng được đất nước NhậtBản giúp đỡ.”

Bắt đầu múc phở. Có nhiều người dùng một tô phở gà, một tô phở bò, gọi là "Ăn cho biết!" và khen ngon tấm tắc.

Hơn 12 giờ trưa là một địa điểm đột xuất mới: Hội trường Ủy Ban Giáo dục Watari-Cho. Chúng tôi được yêu cầu đến đây cung cấp 50 phần phở. Mới đầu một người mang nồi đến đề nghị xin 50 phần phở gà, nhưng đầu bếp chúng tôinói là như thế sẽ nhũn hết phở. Chúng tôi quyết định cử người đi theo họ và ở đây chúng tôi đã cung cấp gần 100tô.

Xong buổi trưa, dọn dẹp xong, đoàn rời trường Trung học phổ thông Watari để đến trường Trung học cơ sở Watari cung cấp buổi phở chiều.

Khoảng 15 giờ, chúng tôi bắt tay vào chuẩn bị. Vì phải làm ở ngoài rồi đưa vào hội trường, nên ở đây anh em phải thao tác với một tốc độ rất nhanh.

Có 350 người đang lánh nạn tại đây. Anh Lưỡng thay mặt đoàn, gửi lời chia sẻ nỗi đau và nói lên tâm tình củanhững cựu du học sinh tại Nhật Bản và các thân hữu đang sinh sống trên toàn thếgiới: “Dù không là bao so với những điều cả thế giới này đang làm vì Nhật Bản,cũng chẳng là bao so với những gì đất nước Nhật Bản đã từng giúp đỡ cho chúngtôi. Nhưng anh em chúng tôi cũng muốn mang đến tận nơi đây, trao tận tay đến quývị những tấm lòng biết ơn và chia sẻ của chúng tôi. Mong rằng những tô phở nóngnày sẽ mang đến cho quý vị một chút ấm lòng.“

Cuối cùng anh Lưỡng đã dí dỏm hướng dẫn bà con phát âm chữ "NGON" và "CÁM ƠN" tiếngViệt. Hội trường có dịp rộn rã tiếng cười.

Tôi rất ngại phải đưa ống kính về phía có cuộc sống riêng tư, dù chỉ riêng tư đóchỉ được ngăn bởi một tấm bìa cứng.

Một cụ già ngồi ăn một mình cạnh gia đình một vợ chồng trẻ. Cặp mắt quá đăm chiêu. Tôi có cảm tưởng cụ vừa ăn vừa nghĩ đến những người thân giờ không biết phiêubạt nơi nào.

Những thành viên trong đoàn luôn luôn với tinh thần vui vẻ và nhiệt tình, lúcnào cũng tươi cười đáp lại bất cứ yêu cầu nào của những người đang lánh nạn, mặcdù bận rộn luôn tay. Chúng tôi hiểu không chỉ là một tô phở nóng – ngon, mà chínhsự chia sẻ khó khăn bằng tấm lòng biết ơn, đó mới là điều các anh chị muốn chúng tôigửi gắm đến.

Của cho không bằng cách cho. Chúng tôi đã tâm niệm với nhau ngay từ lúc chuẩn bị,nên tôi nghĩ rằng chúng tôi đã làm đúng được ý nghĩa “Của ít lòng nhiều” mà ban tổ chứcvà các anh chị đã đặt ra.

Hy vọng những tấm lòng và đồng tiền chắt chiu đầy tình nghĩa của các anh chị vàquý thân hữu đã một phần đi đến tận tay người bị nạn trong lúc khó khăn này vàsẽ còn tiếp tục trong những chương trình kế tới.

Giã từ những đồi cây Sugi đã làm cả đoàn sụt sùi nước mắt nước mũi vì phấn hoa.Chúng tôi ở Sendai đến đêm khuya và về đến Tokyo là 6 giờ sáng ngày 15/4/2011.Hẹn sẽ trở lại miền Tohoku với 1 chuẩn bị chu đáo hơn. Xin cám ơn các anh chị đã bỏthì giờ xem bài tường thuật khá dài này"./.

Ngoài những chuyến đi nói trên, anh Trần Thanh Việt, chủ biên của trang erct.com cho biết gia đình cựu du học sinh Nhật Bản trên toàn thế giới còn đồng thời tổ chức những lễ mặc niệm, cầu siêu cho những nạn nhân động đất sóng thần hôm 11/3. Gia đình du học sinh cũng tổ chức nhiều chương trình từ thiện khác ở quê nhà như quỹ học bổng Lá xanh, quỹ Fuji, chương trình tặng sách giao khoa cho học sinh nghèo ở Huế năm 2010, chương trình tặng quà Tết Tân Mão, chương trình “Tạ gạo chia sẻ đồng bào miền Trung.”

Bạn đọc cũng có thể truy cập trang erct.com để đọc những bài viết của các cựu du học sinh Nhật Bản về trận thiên tai hôm 11/3. 
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục