Trong cuộc họp báo ngày 23/5, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trình Quốc Bình cho biết Hội nghị thượng đỉnh các nước thành viên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) lần thứ 12 sẽ diễn ra trong các ngày 6-7/6 tới tại thủ đô Bắc Kinh.
Nhận lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, nguyên thủ của sáu nước thành viên SCO là Trung Quốc, Nga, Kazakhsta), Kyrgyzstan, Tajikistan, Uzbekistan cùng đại diện lãnh đạo bốn nước quan sát viên là Iran, Mông Cổ, Pakistan, Ấn Độ, Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), Cộng đồng kinh tế Âu-Á, Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể, đại diện các tổ chức quốc tế... sẽ tham dự hội nghị lần này.
Trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh SCO lần thứ 12 sẽ diễn ra các cuộc hội đàm phạm vi hẹp giữa các nước thành viên, hội đàm mở rộng giữa các nước thành viên và các nước là quan sát viên, khách mời, tổ chức quốc tế, tổ chức lễ ký kết các văn kiện liên quan và họp báo.
Trong thời gian hội nghị, một số nguyên thủ các nước liên quan sẽ tiến hành thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc, đồng thời diễn ra một loạt các cuộc gặp song phương, đa phương bên lề hội nghị.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trình Quốc Bình nhấn mạnh trong 10 năm qua, SCO đã đi theo hướng từ tấn công “3 thế lực” (khủng bố, cực đoan, ly khai) đến hợp tác toàn diện, xây dựng quan hệ giữa các nước theo mô hình mới tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng tương hỗ, hữu nghị lâu dài, hợp tác cùng có lợi, xây dựng cơ chế hợp tác đa cấp và hoàn thiện tương đối hệ thống pháp luật, trở thành lực lượng mang tính xây dựng quan trọng trong việc bảo vệ hòa bình, ổn định khu vực, thúc đẩy các nước thành viên phát triển, đẩy mạnh trật tự quốc tế phát triển theo hướng công bằng hợp lý hơn.
Kể từ Hội nghị thượng đỉnh Astana đến nay, SCO đã đạt được những bước phát triển mới.
Hợp tác trên lĩnh vực chính trị, đoàn kết, tin tưởng lẫn nhau giữa các nước thành viên ngày càng được củng cố, mức độ ủng hộ lẫn nhau trên các vấn đề về chủ quyền, an ninh, lợi ích cốt lõi không ngừng được tăng cường.
Trên lĩnh vực an ninh, các nước thành viên tăng cường xây dựng năng lực dự báo khủng hoảng và chấp pháp liên hợp, cùng nhau ứng phó với các mối đe doạ và thách thức.
Về kinh tế, hợp tác kinh tế thương mại nội khối ngày càng mật thiết, hợp tác trên các lĩnh vực giao thông, năng lượng, thông tin, tài chính đạt nhiều tiến triển, đồng thời bắt đầu thảo luận một số hạng mục đa phương lớn về dân sinh và lợi ích chung.
Trên lĩnh vực nhân văn, hợp tác về giáo dục, văn hóa, y tế, khoa học kỹ thuật, cứu nạn cũng đạt được những thành quả quan trọng, kết quả này đều đặt nền tảng thiết thực trong việc tăng cường đoàn kết, hiệp tác giữa nhân dân các nước thành viên.
Các nước thành viên SCO cũng tăng cường hợp tác trong lĩnh vực ngoại giao, vận hành của cơ chế quan sát viên, đối tác đối thoại diễn ra tốt đẹp, hợp tác với các tổ chức quốc tế và tổ chức khu vực ngày càng mật thiết; xây dựng cơ chế của tổ chức SCO ngày càng hoàn thiện, hoạt động “Năm láng giềng hữu nghị” thực hiện thuận lợi, hợp tác trên các lĩnh vực phát triển lên một tầm cao mới./.
Nhận lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, nguyên thủ của sáu nước thành viên SCO là Trung Quốc, Nga, Kazakhsta), Kyrgyzstan, Tajikistan, Uzbekistan cùng đại diện lãnh đạo bốn nước quan sát viên là Iran, Mông Cổ, Pakistan, Ấn Độ, Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), Cộng đồng kinh tế Âu-Á, Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể, đại diện các tổ chức quốc tế... sẽ tham dự hội nghị lần này.
Trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh SCO lần thứ 12 sẽ diễn ra các cuộc hội đàm phạm vi hẹp giữa các nước thành viên, hội đàm mở rộng giữa các nước thành viên và các nước là quan sát viên, khách mời, tổ chức quốc tế, tổ chức lễ ký kết các văn kiện liên quan và họp báo.
Trong thời gian hội nghị, một số nguyên thủ các nước liên quan sẽ tiến hành thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc, đồng thời diễn ra một loạt các cuộc gặp song phương, đa phương bên lề hội nghị.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trình Quốc Bình nhấn mạnh trong 10 năm qua, SCO đã đi theo hướng từ tấn công “3 thế lực” (khủng bố, cực đoan, ly khai) đến hợp tác toàn diện, xây dựng quan hệ giữa các nước theo mô hình mới tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng tương hỗ, hữu nghị lâu dài, hợp tác cùng có lợi, xây dựng cơ chế hợp tác đa cấp và hoàn thiện tương đối hệ thống pháp luật, trở thành lực lượng mang tính xây dựng quan trọng trong việc bảo vệ hòa bình, ổn định khu vực, thúc đẩy các nước thành viên phát triển, đẩy mạnh trật tự quốc tế phát triển theo hướng công bằng hợp lý hơn.
Kể từ Hội nghị thượng đỉnh Astana đến nay, SCO đã đạt được những bước phát triển mới.
Hợp tác trên lĩnh vực chính trị, đoàn kết, tin tưởng lẫn nhau giữa các nước thành viên ngày càng được củng cố, mức độ ủng hộ lẫn nhau trên các vấn đề về chủ quyền, an ninh, lợi ích cốt lõi không ngừng được tăng cường.
Trên lĩnh vực an ninh, các nước thành viên tăng cường xây dựng năng lực dự báo khủng hoảng và chấp pháp liên hợp, cùng nhau ứng phó với các mối đe doạ và thách thức.
Về kinh tế, hợp tác kinh tế thương mại nội khối ngày càng mật thiết, hợp tác trên các lĩnh vực giao thông, năng lượng, thông tin, tài chính đạt nhiều tiến triển, đồng thời bắt đầu thảo luận một số hạng mục đa phương lớn về dân sinh và lợi ích chung.
Trên lĩnh vực nhân văn, hợp tác về giáo dục, văn hóa, y tế, khoa học kỹ thuật, cứu nạn cũng đạt được những thành quả quan trọng, kết quả này đều đặt nền tảng thiết thực trong việc tăng cường đoàn kết, hiệp tác giữa nhân dân các nước thành viên.
Các nước thành viên SCO cũng tăng cường hợp tác trong lĩnh vực ngoại giao, vận hành của cơ chế quan sát viên, đối tác đối thoại diễn ra tốt đẹp, hợp tác với các tổ chức quốc tế và tổ chức khu vực ngày càng mật thiết; xây dựng cơ chế của tổ chức SCO ngày càng hoàn thiện, hoạt động “Năm láng giềng hữu nghị” thực hiện thuận lợi, hợp tác trên các lĩnh vực phát triển lên một tầm cao mới./.
(TTXVN)