Nhằm ổn định sản xuất cá tra sau phán quyết của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) về việc áp thuế bán phá giá cá tra philê đông lạnh của Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát vừa đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long khuyến cáo các doanh nghiệp và người nuôi cá tra bình tĩnh trước phán quyết của DOC.
Bộ trường đồng thời yêu cầu kiên quyết xử lý những cá nhân và tổ chức lợi dụng phán quyết của DOC để trục lợi, đặc biệt là ép hạ giá mua cá tra nguyên liệu.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang khẩn trương phối hợp với các đơn vị liên quan để tổ chức lại việc xuất khẩu cá tra vào thị trường Mỹ. Bên cạnh đó, Bộ cũng đề nghị người nuôi cá cần áp dụng các giải pháp kỹ thuật để hạ giá thành sản xuất cá tra nguyên liệu, đảm bảo an toàn thực phẩm và chỉ nuôi khi đã có hợp đồng tiêu thụ với nhà máy chế biến.
Bộ đang yêu cầu Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long thông tin kịp thời về kết quả cuối cùng của đợt rà soát hành chính lần thứ 8 (POR8) cho cộng đồng doanh nghiệp và người nuôi để mọi người hiểu hơn bản chất của POR8, trong đó nêu rõ ngoài 12 doanh nghiệp bị DOC áp thuế chống bán phá giá như Công ty Vĩnh Hoàn có mức thuế 0,19 USD/kg vẫn có cơ hội tiếp tục xuất khẩu cá tra sang Mỹ thì hiện nay Việt Nam còn có 8 doanh nghiệp đang có mức thuế nhập khẩu vào Mỹ từ 0-0,03USD/kg.
[8 DN xuất cá tra sang Mỹ được hưởng thuế suất thấp]
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (Vasep) cho biết, Mỹ vẫn duy trì được vị trí là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm tới 17% thị phần xuất khẩu của cả nước.
Hỗ trợ cho các hộ nuôi trồng thủy sản, Tổng cục Thủy sản cho biết, theo dự thảo nghị định bổ sung Nghị định 75 về tín dụng xuất khẩu và tín dụng đầu tư của Nhà nước, các doanh nghiệp mua thức ăn chăn nuôi thủy sản phục vụ xuất khẩu sẽ được vay vốn tín dụng xuất khẩu, với lãi suất thường thấp hơn lãi suất cho vay thương mại. Mức cho vay tối đa bằng 85% tổng nhu cầu với thời hạn vay không quá 12 tháng.
Tuy nhiên, để được vay vốn, doanh nghiệp phải có hợp đồng xuất khẩu hoặc hợp đồng bán thủy sản cho doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu, có phương án nuôi thủy sản phục vụ xuất khẩu hiệu quả./.
Bộ trường đồng thời yêu cầu kiên quyết xử lý những cá nhân và tổ chức lợi dụng phán quyết của DOC để trục lợi, đặc biệt là ép hạ giá mua cá tra nguyên liệu.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang khẩn trương phối hợp với các đơn vị liên quan để tổ chức lại việc xuất khẩu cá tra vào thị trường Mỹ. Bên cạnh đó, Bộ cũng đề nghị người nuôi cá cần áp dụng các giải pháp kỹ thuật để hạ giá thành sản xuất cá tra nguyên liệu, đảm bảo an toàn thực phẩm và chỉ nuôi khi đã có hợp đồng tiêu thụ với nhà máy chế biến.
Bộ đang yêu cầu Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long thông tin kịp thời về kết quả cuối cùng của đợt rà soát hành chính lần thứ 8 (POR8) cho cộng đồng doanh nghiệp và người nuôi để mọi người hiểu hơn bản chất của POR8, trong đó nêu rõ ngoài 12 doanh nghiệp bị DOC áp thuế chống bán phá giá như Công ty Vĩnh Hoàn có mức thuế 0,19 USD/kg vẫn có cơ hội tiếp tục xuất khẩu cá tra sang Mỹ thì hiện nay Việt Nam còn có 8 doanh nghiệp đang có mức thuế nhập khẩu vào Mỹ từ 0-0,03USD/kg.
[8 DN xuất cá tra sang Mỹ được hưởng thuế suất thấp]
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (Vasep) cho biết, Mỹ vẫn duy trì được vị trí là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm tới 17% thị phần xuất khẩu của cả nước.
Hỗ trợ cho các hộ nuôi trồng thủy sản, Tổng cục Thủy sản cho biết, theo dự thảo nghị định bổ sung Nghị định 75 về tín dụng xuất khẩu và tín dụng đầu tư của Nhà nước, các doanh nghiệp mua thức ăn chăn nuôi thủy sản phục vụ xuất khẩu sẽ được vay vốn tín dụng xuất khẩu, với lãi suất thường thấp hơn lãi suất cho vay thương mại. Mức cho vay tối đa bằng 85% tổng nhu cầu với thời hạn vay không quá 12 tháng.
Tuy nhiên, để được vay vốn, doanh nghiệp phải có hợp đồng xuất khẩu hoặc hợp đồng bán thủy sản cho doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu, có phương án nuôi thủy sản phục vụ xuất khẩu hiệu quả./.
Thúy Hiền (TTXVN)