Tới Triển lãm “Những tấm lòng với Thăng Long-Hà Nội” tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, nhiều tập thể, cá nhân ở mọi miền đất nước với tấm lòng tha thiết yêu và tự hào về Hà Nội ngàn năm văn hiến đã dâng lên Thủ đô những tặng phẩm quý giá đầy tâm huyết của mình. Phóng viên Vietnam+ đã ghi lại “lửa lòng” của họ thể hiện qua các tặng phẩm.
Tấm lòng của Kinh đô Hoa Lư xưa
Thạc sĩ, họa sĩ Nguyễn Phúc Khôi, họa sĩ Đỗ Như Điềm cùng các nghệ nhân của Công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Đông Thành (thành phố Ninh Bình) đã thực hiện bức tranh thêu tay "Hồn thiêng Đại Việt" làm tặng phẩm độc đáo và xúc động gửi tới Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Bức tranh là sự góp sức của 1.000 công lao động trong suốt một năm qua. Tranh thêu trên vải lanh dài 33,3 mét và rộng 3,3 mét đã được ghi vào kỷ lục Quốc Gia (tháng 9/2010) là bức tranh thêu tay dài nhất Việt Nam.
Bức tranh tái hiện những huyền thoại và mốc son lịch sử của ba triều Đinh-Lê-Lý, từ khi Đinh Tiên Hoàng còn là trẻ chăn trâu đến năm Lý Công Uẩn xuống Chiếu dời đô (1010).
“Hồn thiêng Đại Việt” chia làm bảy chương gồm: Cờ lau tập trận, Thống nhất giang sơn, Đại lễ đăng quang, Hồn thiêng Đại Việt, Trao áo Long bào, Bạt Tống-Bình Chiêm và Dời đô hưng quốc.
Trong mỗi chương của bức tranh đều có những câu thơ để giúp người xem hiểu rõ hơn về giai đoạn lịch sử mà bức tranh thể hiện. Những ai đã thưởng lãm tranh thêu này sẽ không dễ quên những câu như: “Đinh Bộ Lĩnh nuôi chí anh hùng, thời niên thiếu cờ lau tập trận/ Vạn thắng Vương xuất binh nhất thống, buổi trường thành dẹp loạn sứ quân,” hay “Nhìn ra phía trước: Tiền đồ Thăng Long vạn thế thênh thang/ Ngoảnh lại đằng sau: Sự nghiệp Hoa Lư ba triều lồng lộng…”
Họa sĩ Nguyễn Phúc Khôi cho biết, bức tranh trong họa có thơ, trong thơ có họa này không những cho người xem được thưởng lãm nghệ thuật thêu đầy tinh xảo và tình cảm trân trọng của các nghệ nhân Đông Thành mà còn giúp họ ôn lại trang sử hào hùng của cha ông ngàn năm trước với lòng tự hào, kiêu hãnh.
Dẫn theo con trai, chị Hồng Giang, một khán giả Thủ đô không dấu được xúc động khi chiêm ngưỡng bức tranh này. Chị tâm sự: "Những ngày này, truyền hình, báo chí nói nhiều nên ai cũng biết Chiếu dời đô nhưng có lẽ còn ít người biết đến lịch sử của dân tộc diễn ra trên vùng đất cố đô Hoa Lư xưa. Bức tranh này không chỉ đẹp về mặt nghệ thuật mà còn giúp con tôi tiếp nhận lịch sử một cách dễ hơn."
Tình yêu đến từ vùng đất biển
Tác phẩm “Thiên Long Việt Đồ” gồm 1.000 con rồng có hình dáng khác nhau sắp xếp nên bản đồ Việt Nam. Đây là một bức tranh thủ công mỹ nghệ do nghệ nhân dân gian Ngọc Minh thực hiện với sự cộng tác của 16 nghệ nhân dân gian xứ Quảng, trong đó có 12 thợ kim hoàn và 4 thợ chạm trổ điêu khắc.
Bức tranh nặng hơn một tấn này có chiều cao là 5,82 mét, rộng 3,18 mét được các nghệ nhân thực hiện trong suốt bốn năm (từ tháng 10/2006 đến tháng 10/2009).
Những con rồng năm móng trong tác phẩm tượng trưng cho quyền độc lập của dân tộc. Điển nhấn của bức tranh là mắt rồng bằng ngọc mang màu xanh thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình của dân tộc Việt Nam.
Những con sóng trên đại dương cũng là những con rồng có thể đánh chìm tàu giặc nếu có một đế quốc nào muốn xâm lăng Việt Nam.
Tác phẩm được làm bằng gỗ mít mạ vàng, riêng con Thiên Long Thủ đô Hà Nội làm bằng vàng ròng có trọng lượng 18 lạng, tượng trưng cho 18 đời vua Hùng.
Các nghệ nhân thực hiện tác phẩm này cho biết, khi thực hiện bức tranh họ gặp phải nhiều khó khăn như những hôm mưa lụt có nghệ nhân đã bị tai nạn. Không chỉ vậy, chỉ cần một động tác nào đó thiếu cẩn thận làm vỡ chút xíu của con rồng tức là con rồng đó không hoàn chỉnh thì họ phải bỏ đi để làm con khác.
Ông Lê Văn Long, Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc tại miền Trung-Tây Nguyên, người chịu trách nhiệm về nội dung và tư tưởng của tác phẩm xúc động tâm sự: “Tất cả các hình rồng này đều là rồng của Việt Nam. Mặt bên có ghi tất cả cá đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không thiếu một đảo và chúng ta sẽ không để mất một tấc đất. Là người con đất Quảng Nam ra Hà Nội với tinh thần ấy chúng tôi làm nên 'Thiên Long Việt đồ.'
Tôi muốn gửi đến những người thưởng lãm tranh rằng, hãy yêu quý đất nước mình hơn. Đất nước Việt Nam nơi nào cũng đẹp, cần giữ gìn không chỉ trên mảnh đất mà còn gìn giữ giá trị tinh thần, văn hóa...”
Còn nhiều những tặng vật của các tấm lòng trên mọi miền đất nước dành cho Hà Nội như: Bức tranh rồng dán giấy của các em khuyết tật tại Trung tâm dạy nghề Quỳnh Hoa (Thanh Trì, Hà Nội) hay Phù điêu “Vũ nữ trà Kiệu” bằng đất nung của nghệ nhân làng nghề Đức Hạ (Quảng Nam), bức tranh bằng đồng “Thiên tài nhất thì” của nghệ nhân Nguyễn Duy An (Hà Nội)… Tặng phẩm nào cũng ý nghĩa và xúc động khiến người thưởng lãm cũng được cuốn theo cảm xúc yêu thương và trân trọng Thủ đô ngàn năm văn hiến./.
Tấm lòng của Kinh đô Hoa Lư xưa
Thạc sĩ, họa sĩ Nguyễn Phúc Khôi, họa sĩ Đỗ Như Điềm cùng các nghệ nhân của Công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Đông Thành (thành phố Ninh Bình) đã thực hiện bức tranh thêu tay "Hồn thiêng Đại Việt" làm tặng phẩm độc đáo và xúc động gửi tới Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Bức tranh là sự góp sức của 1.000 công lao động trong suốt một năm qua. Tranh thêu trên vải lanh dài 33,3 mét và rộng 3,3 mét đã được ghi vào kỷ lục Quốc Gia (tháng 9/2010) là bức tranh thêu tay dài nhất Việt Nam.
Bức tranh tái hiện những huyền thoại và mốc son lịch sử của ba triều Đinh-Lê-Lý, từ khi Đinh Tiên Hoàng còn là trẻ chăn trâu đến năm Lý Công Uẩn xuống Chiếu dời đô (1010).
“Hồn thiêng Đại Việt” chia làm bảy chương gồm: Cờ lau tập trận, Thống nhất giang sơn, Đại lễ đăng quang, Hồn thiêng Đại Việt, Trao áo Long bào, Bạt Tống-Bình Chiêm và Dời đô hưng quốc.
Trong mỗi chương của bức tranh đều có những câu thơ để giúp người xem hiểu rõ hơn về giai đoạn lịch sử mà bức tranh thể hiện. Những ai đã thưởng lãm tranh thêu này sẽ không dễ quên những câu như: “Đinh Bộ Lĩnh nuôi chí anh hùng, thời niên thiếu cờ lau tập trận/ Vạn thắng Vương xuất binh nhất thống, buổi trường thành dẹp loạn sứ quân,” hay “Nhìn ra phía trước: Tiền đồ Thăng Long vạn thế thênh thang/ Ngoảnh lại đằng sau: Sự nghiệp Hoa Lư ba triều lồng lộng…”
Họa sĩ Nguyễn Phúc Khôi cho biết, bức tranh trong họa có thơ, trong thơ có họa này không những cho người xem được thưởng lãm nghệ thuật thêu đầy tinh xảo và tình cảm trân trọng của các nghệ nhân Đông Thành mà còn giúp họ ôn lại trang sử hào hùng của cha ông ngàn năm trước với lòng tự hào, kiêu hãnh.
Dẫn theo con trai, chị Hồng Giang, một khán giả Thủ đô không dấu được xúc động khi chiêm ngưỡng bức tranh này. Chị tâm sự: "Những ngày này, truyền hình, báo chí nói nhiều nên ai cũng biết Chiếu dời đô nhưng có lẽ còn ít người biết đến lịch sử của dân tộc diễn ra trên vùng đất cố đô Hoa Lư xưa. Bức tranh này không chỉ đẹp về mặt nghệ thuật mà còn giúp con tôi tiếp nhận lịch sử một cách dễ hơn."
Tình yêu đến từ vùng đất biển
Tác phẩm “Thiên Long Việt Đồ” gồm 1.000 con rồng có hình dáng khác nhau sắp xếp nên bản đồ Việt Nam. Đây là một bức tranh thủ công mỹ nghệ do nghệ nhân dân gian Ngọc Minh thực hiện với sự cộng tác của 16 nghệ nhân dân gian xứ Quảng, trong đó có 12 thợ kim hoàn và 4 thợ chạm trổ điêu khắc.
Bức tranh nặng hơn một tấn này có chiều cao là 5,82 mét, rộng 3,18 mét được các nghệ nhân thực hiện trong suốt bốn năm (từ tháng 10/2006 đến tháng 10/2009).
Những con rồng năm móng trong tác phẩm tượng trưng cho quyền độc lập của dân tộc. Điển nhấn của bức tranh là mắt rồng bằng ngọc mang màu xanh thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình của dân tộc Việt Nam.
Những con sóng trên đại dương cũng là những con rồng có thể đánh chìm tàu giặc nếu có một đế quốc nào muốn xâm lăng Việt Nam.
Tác phẩm được làm bằng gỗ mít mạ vàng, riêng con Thiên Long Thủ đô Hà Nội làm bằng vàng ròng có trọng lượng 18 lạng, tượng trưng cho 18 đời vua Hùng.
Các nghệ nhân thực hiện tác phẩm này cho biết, khi thực hiện bức tranh họ gặp phải nhiều khó khăn như những hôm mưa lụt có nghệ nhân đã bị tai nạn. Không chỉ vậy, chỉ cần một động tác nào đó thiếu cẩn thận làm vỡ chút xíu của con rồng tức là con rồng đó không hoàn chỉnh thì họ phải bỏ đi để làm con khác.
Ông Lê Văn Long, Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc tại miền Trung-Tây Nguyên, người chịu trách nhiệm về nội dung và tư tưởng của tác phẩm xúc động tâm sự: “Tất cả các hình rồng này đều là rồng của Việt Nam. Mặt bên có ghi tất cả cá đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không thiếu một đảo và chúng ta sẽ không để mất một tấc đất. Là người con đất Quảng Nam ra Hà Nội với tinh thần ấy chúng tôi làm nên 'Thiên Long Việt đồ.'
Tôi muốn gửi đến những người thưởng lãm tranh rằng, hãy yêu quý đất nước mình hơn. Đất nước Việt Nam nơi nào cũng đẹp, cần giữ gìn không chỉ trên mảnh đất mà còn gìn giữ giá trị tinh thần, văn hóa...”
Còn nhiều những tặng vật của các tấm lòng trên mọi miền đất nước dành cho Hà Nội như: Bức tranh rồng dán giấy của các em khuyết tật tại Trung tâm dạy nghề Quỳnh Hoa (Thanh Trì, Hà Nội) hay Phù điêu “Vũ nữ trà Kiệu” bằng đất nung của nghệ nhân làng nghề Đức Hạ (Quảng Nam), bức tranh bằng đồng “Thiên tài nhất thì” của nghệ nhân Nguyễn Duy An (Hà Nội)… Tặng phẩm nào cũng ý nghĩa và xúc động khiến người thưởng lãm cũng được cuốn theo cảm xúc yêu thương và trân trọng Thủ đô ngàn năm văn hiến./.
Thiên Linh (Vietnam+)