Tình trạng tiết kiệm chi tiêu tác động tiêu cực đến kinh tế Hàn Quốc

Khảo sát của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc cho thấy tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình của nước này có xu hướng tăng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế do dịch COVID-19 chưa có dấu hiệu dừng lại.
Tình trạng tiết kiệm chi tiêu tác động tiêu cực đến kinh tế Hàn Quốc ảnh 1Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Reuters)

Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, kết quả khảo sát của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK) công bố ngày 14/2 cho thấy tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình của nước này có xu hướng tăng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế do dịch viêm đường hô hấp COVID-19 chưa có dấu hiệu dừng lại, qua đó xu hướng hồi phục của tiêu dùng nội địa có thể bị kìm hãm.

BOK cho biết: "Tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình gia tăng chủ yếu do các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt của chính phủ hạn chế người tiêu dùng tiếp cận với các dịch vụ đòi hỏi phải tiếp xúc như du lịch, ăn uống và cho thuê bất động sản. Suy thoái kinh tế kéo dài làm trầm trọng hơn tình trạng bất bình đẳng thu nhập và làm thay đổi hành vi tiêu dùng của các hộ gia đình theo hướng chi tiêu tiết kiệm hơn. Tuy nhiên, xu hướng tiết kiệm này sẽ giảm xuống phần nào do nhu cầu chi tiêu bị dồn nén sẽ bùng phát trở lại."

[Tỷ lệ trao đổi thương mại của Hàn Quốc tăng tháng thứ tám liên tiếp]

Trong tháng 1/2021, giá tiêu dùng của Hàn Quốc tăng dưới 1% trong tháng thứ tư liên tiếp, cho thấy nền kinh tế nước này chưa chịu áp lực của lạm phát trong bối cảnh đại dịch vẫn tiếp tục bùng phát. Chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,6% so với cùng kỳ năm 2020.

BOK lưu ý rằng xu hướng phục hồi tiêu dùng chậm có thể làm giảm hiệu quả của các biện pháp kích thích kinh tế của chính phủ nhằm thúc đẩy nhu cầu trong nước./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục