Theo Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội, tình trạng ô nhiễm môi trường ở Hà Nội ngày càng tăng và trở nên cấp bách hơn bao giờ hết, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống của người dân tại nhiều khu vực dân cư.
Hiện tổng khối lượng nước thải công nghiệp ở Hà Nội trung bình xả ra khoảng 100.000-120.000 m3/ngày đêm.
Trong khi đó lượng nước thải của các cơ sở công nghiệp cũ nằm phân tán mới được xử lý 20-30%. Toàn thành phố mới chỉ có 5/8 khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải.
Ngoài ra, lượng nước thải khá lớn phát sinh từ sản xuất nông nghiệp cũng là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường. Chất lượng nước các sông, hồ đều ô nhiễm nặng.
Nồng độ bụi, tiếng ồn và các chất khí thải công nghiệp gây ô nhiễm tăng dần tại nhiều khu vực, vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, đặc biệt là các nút giao thông cửa ngõ đi vào nội thành, các khu vực có mật độ giao thông cao.
Về xử lý chất thải y tế, hiện mới có 14 bệnh viện của thành phố có hệ thống xử lý chất thải rắn chủ yếu ở khu vực phía tây nhưng cũng đã xuống cấp, 8 bệnh viện Trung ương nằm trên địa bàn chưa có hệ thống xử lý nước thải, phải xử lý tạm thời bằng CloraminB trước khi đổ ra hệ thống nước thải chung của thành phố...
Để làm tốt công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, đảm bảo môi trường trên địa bàn thành phố, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đã đề nghị các cấp, các ngành từ thành phố đến cơ sở tăng cường tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phổ biến các biện pháp phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, các yếu tố và tầm quan trọng của môi trường sống ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân
Ngành Y tế bên cạnh việc tăng cường đầu tư trang thiết bị, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ triển khai hiệu quả các chương trình y tế, chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân, cần tập trung xây dựng các dự án về xử lý chất thải y tế, đặc biệt là về nước thải.
Ngành tăng cường quản lý, giám sát vận hành 14 bệnh viện đã có hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh. Đặc biệt tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa y tế, đầu tư nâng cấp các cơ sở y tế, xây dựng mới bệnh viện 1.000 giường ở huyện Mê Linh, bệnh viện Nhi tại Đan Phượng đã được thành phố phê duyệt.
Sở Tài nguyên Môi trường tập trung chỉ đạo, xử lý các khu vực bức xúc về ô nhiễm môi trường, xây dựng và triển khai các đề án, dự án bảo vệ môi trường.
Sở triển khai các giải pháp cải tạo cảnh quan và xử lý ô nhiễm môi trường sông Tô Lịch, sông Nhuệ ngăn chặn các hành vi đổ chất thải rắn, bùn thải xuống lòng sông; tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới để xử lý rác thải khu vực đô thị và nông thôn; tổ chức thực hiện biện pháp chống ồn, bụi trên địa bàn để giảm thiểu ô nhiễm không khí, cải thiện điều kiện sống, bảo vệ sức khỏe nhân dân./.
Hiện tổng khối lượng nước thải công nghiệp ở Hà Nội trung bình xả ra khoảng 100.000-120.000 m3/ngày đêm.
Trong khi đó lượng nước thải của các cơ sở công nghiệp cũ nằm phân tán mới được xử lý 20-30%. Toàn thành phố mới chỉ có 5/8 khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải.
Ngoài ra, lượng nước thải khá lớn phát sinh từ sản xuất nông nghiệp cũng là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường. Chất lượng nước các sông, hồ đều ô nhiễm nặng.
Nồng độ bụi, tiếng ồn và các chất khí thải công nghiệp gây ô nhiễm tăng dần tại nhiều khu vực, vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, đặc biệt là các nút giao thông cửa ngõ đi vào nội thành, các khu vực có mật độ giao thông cao.
Về xử lý chất thải y tế, hiện mới có 14 bệnh viện của thành phố có hệ thống xử lý chất thải rắn chủ yếu ở khu vực phía tây nhưng cũng đã xuống cấp, 8 bệnh viện Trung ương nằm trên địa bàn chưa có hệ thống xử lý nước thải, phải xử lý tạm thời bằng CloraminB trước khi đổ ra hệ thống nước thải chung của thành phố...
Để làm tốt công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, đảm bảo môi trường trên địa bàn thành phố, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đã đề nghị các cấp, các ngành từ thành phố đến cơ sở tăng cường tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phổ biến các biện pháp phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, các yếu tố và tầm quan trọng của môi trường sống ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân
Ngành Y tế bên cạnh việc tăng cường đầu tư trang thiết bị, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ triển khai hiệu quả các chương trình y tế, chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân, cần tập trung xây dựng các dự án về xử lý chất thải y tế, đặc biệt là về nước thải.
Ngành tăng cường quản lý, giám sát vận hành 14 bệnh viện đã có hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh. Đặc biệt tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa y tế, đầu tư nâng cấp các cơ sở y tế, xây dựng mới bệnh viện 1.000 giường ở huyện Mê Linh, bệnh viện Nhi tại Đan Phượng đã được thành phố phê duyệt.
Sở Tài nguyên Môi trường tập trung chỉ đạo, xử lý các khu vực bức xúc về ô nhiễm môi trường, xây dựng và triển khai các đề án, dự án bảo vệ môi trường.
Sở triển khai các giải pháp cải tạo cảnh quan và xử lý ô nhiễm môi trường sông Tô Lịch, sông Nhuệ ngăn chặn các hành vi đổ chất thải rắn, bùn thải xuống lòng sông; tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới để xử lý rác thải khu vực đô thị và nông thôn; tổ chức thực hiện biện pháp chống ồn, bụi trên địa bàn để giảm thiểu ô nhiễm không khí, cải thiện điều kiện sống, bảo vệ sức khỏe nhân dân./.
Tuyết Mai (TTXVN/Vietnam+)