Theo thống kê của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, trong quý 3 năm 2011, cả nước ghi nhận 52 vụ ngộ độc thực phẩm với 1.506 người mắc, trong đó 1.211 người nhập viện và 7 trường hợp tử vong.
So với cùng kỳ năm 2010, tình trạng ngộ độc thực phẩm có chiều hướng giảm, cụ thể số vụ ngộ độc giảm 8 vụ (13,3%), số mắc giảm 512 người (25,4%) và số tử vong giảm 5 người (41,7%).
Thông tin trên đã được Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết tại Hội nghị gặp gỡ cộng tác viên báo chí quý 3 năm 2011.
So với cùng kỳ năm 2010, tỷ lệ các vụ ngộ độc có nguyên nhân từ vi sinh vật và độc tố tự nhiên đều giảm rõ rệt với tỷ lệ giảm lần lượt là 6,7% và 25%.
Tình hình ngộ độc thực phẩm vẫn được kiểm soát do công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm của cơ quan chức năng, của cộng đồng đã được triển khai tích cực, quyết liệt và hiệu quả; hạn chế xảy ra ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn gia đình về số vụ, số mắc và số tử vong.
Tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Nhiên, Chánh thanh tra Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cũng đã thông báo kết quả ban đầu của 6 đoàn thanh tra liên ngành Trung ương và 27 tỉnh, thành phố về công tác kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm dịp trước, trong và sau Tết Trung thu.
Tính đến ngày 3/10, đã kiểm tra 31.595 cơ sở sản xuất thực phẩm, phát hiện 6.270 cơ sở có vi phạm (chiếm 19,84%), xử lý 2.444 cơ sở với các hình thức phạt cảnh cáo, phạt tiền (3 tỷ 954 triệu đồng), đóng cửa cơ sở sản xuất, tiêu hủy và cấm lưu hành sản phẩm.
Định hướng công tác truyền thông trong quý 4 năm 2011, ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm nhấn mạnh thời gian qua, các phương tiện thông tin đại chúng tập trung phát hiện các hành vi vi phạm; nhưng các mô hình sản xuất, quản lý an toàn thực phẩm tốt, tiên tiến chưa được phát hiện và biểu dương nhiều.
Vì vậy, các cơ quan thông tin đại chúng cần tăng cường biểu dương các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm thực hiện tốt công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Truyền thông nguy cơ trong an toàn thực phẩm là cần thiết nhưng phải bảo đảm chính xác, đầy đủ, tránh gây nhiễu loạn thông tin, gây hoang mang cho cộng đồng nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, kích thích tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.
Bên cạnh đó, cần tuyên truyền bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong mùa bão lũ, Tết Dương lịch./.
So với cùng kỳ năm 2010, tình trạng ngộ độc thực phẩm có chiều hướng giảm, cụ thể số vụ ngộ độc giảm 8 vụ (13,3%), số mắc giảm 512 người (25,4%) và số tử vong giảm 5 người (41,7%).
Thông tin trên đã được Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết tại Hội nghị gặp gỡ cộng tác viên báo chí quý 3 năm 2011.
So với cùng kỳ năm 2010, tỷ lệ các vụ ngộ độc có nguyên nhân từ vi sinh vật và độc tố tự nhiên đều giảm rõ rệt với tỷ lệ giảm lần lượt là 6,7% và 25%.
Tình hình ngộ độc thực phẩm vẫn được kiểm soát do công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm của cơ quan chức năng, của cộng đồng đã được triển khai tích cực, quyết liệt và hiệu quả; hạn chế xảy ra ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn gia đình về số vụ, số mắc và số tử vong.
Tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Nhiên, Chánh thanh tra Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cũng đã thông báo kết quả ban đầu của 6 đoàn thanh tra liên ngành Trung ương và 27 tỉnh, thành phố về công tác kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm dịp trước, trong và sau Tết Trung thu.
Tính đến ngày 3/10, đã kiểm tra 31.595 cơ sở sản xuất thực phẩm, phát hiện 6.270 cơ sở có vi phạm (chiếm 19,84%), xử lý 2.444 cơ sở với các hình thức phạt cảnh cáo, phạt tiền (3 tỷ 954 triệu đồng), đóng cửa cơ sở sản xuất, tiêu hủy và cấm lưu hành sản phẩm.
Định hướng công tác truyền thông trong quý 4 năm 2011, ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm nhấn mạnh thời gian qua, các phương tiện thông tin đại chúng tập trung phát hiện các hành vi vi phạm; nhưng các mô hình sản xuất, quản lý an toàn thực phẩm tốt, tiên tiến chưa được phát hiện và biểu dương nhiều.
Vì vậy, các cơ quan thông tin đại chúng cần tăng cường biểu dương các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm thực hiện tốt công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Truyền thông nguy cơ trong an toàn thực phẩm là cần thiết nhưng phải bảo đảm chính xác, đầy đủ, tránh gây nhiễu loạn thông tin, gây hoang mang cho cộng đồng nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, kích thích tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.
Bên cạnh đó, cần tuyên truyền bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong mùa bão lũ, Tết Dương lịch./.
Việt Hà (TTXVN/Vietnam+)