Theo đánh giá của Tổng cục Hải quan, tình trạng buôn lậu những tháng đầu năm diễn biến phức tạp.
Các khu vực cảng Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đồng Nai... là nơi các đối tượng thường xuyên lợi dụng để vận chuyển hàng lậu, trong đó chủ yếu là ôtô các loại, kim khí điện máy, thiết bị vệ sinh, hàng điện tử cao cấp, tân dược, mỹ phẩm...
Đối tượng vi phạm chủ yếu là các thuyền viên, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu mặt hàng hóa chất, mỹ phẩm, một số doanh nghiệp làm dịch vụ chuyển khẩu tạm nhập, tái xuất; doanh nghiệp thường xuyên đăng ký kiểm tra vào giờ cao điểm...
Theo Tổng cục Hải quan, thủ đoạn phổ biến của những kẻ buôn lậu là lợi dụng sự ưu đãi trong việc phân luồng hàng; hình thức chuyển cửa khẩu, tạm nhập tái xuất, khai báo sai về số lượng, tên hàng, mã số thuế, gian lận định mức tiêu hao nguyên phụ liệu.
Điển hình là vụ Đội Kiểm soát hải quan-Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra, phát hiện Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên kinh doanh Lâm Anh có hành vi khai báo sai chủng loại hàng hóa gồm máy điều hòa không khí hiệu Panasonic, loại hai cục, mới 100%, sữa Ensure, một số lượng mỹ phẩm, phụ tùng xe các loại.
Hay như vụ Đội Kiểm soát Hải quan-Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 3 kiểm tra, phát hiện Công ty trách nhiệm hữu hạn Hùng Tiến Phát nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu với tang vật gồm 7 động cơ đốt trong...
Để tăng cường công tác chống buôn lậu trong thời gian tới, ngành hải quan tập trung nâng cao năng lực đối với lực lượng hải quan đến năm 2020 theo đề án đã được phê duyệt. Toàn ngành rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật, quy định trong Luật Hải quan về trang thiết bị phục vụ tuần tra kiểm soát trên biển của các hải đội về còi, cờ, tín hiệu… đăng ký tàu theo đúng quy định của pháp luật.
Ngoài ra, các lực lượng chức năng chống buôn lậu xây dựng kế hoạch kiểm tra hoạt động xuất khẩu mặt hàng rượu ngoại trong phạm vi toàn quốc./.
Các khu vực cảng Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đồng Nai... là nơi các đối tượng thường xuyên lợi dụng để vận chuyển hàng lậu, trong đó chủ yếu là ôtô các loại, kim khí điện máy, thiết bị vệ sinh, hàng điện tử cao cấp, tân dược, mỹ phẩm...
Đối tượng vi phạm chủ yếu là các thuyền viên, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu mặt hàng hóa chất, mỹ phẩm, một số doanh nghiệp làm dịch vụ chuyển khẩu tạm nhập, tái xuất; doanh nghiệp thường xuyên đăng ký kiểm tra vào giờ cao điểm...
Theo Tổng cục Hải quan, thủ đoạn phổ biến của những kẻ buôn lậu là lợi dụng sự ưu đãi trong việc phân luồng hàng; hình thức chuyển cửa khẩu, tạm nhập tái xuất, khai báo sai về số lượng, tên hàng, mã số thuế, gian lận định mức tiêu hao nguyên phụ liệu.
Điển hình là vụ Đội Kiểm soát hải quan-Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra, phát hiện Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên kinh doanh Lâm Anh có hành vi khai báo sai chủng loại hàng hóa gồm máy điều hòa không khí hiệu Panasonic, loại hai cục, mới 100%, sữa Ensure, một số lượng mỹ phẩm, phụ tùng xe các loại.
Hay như vụ Đội Kiểm soát Hải quan-Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 3 kiểm tra, phát hiện Công ty trách nhiệm hữu hạn Hùng Tiến Phát nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu với tang vật gồm 7 động cơ đốt trong...
Để tăng cường công tác chống buôn lậu trong thời gian tới, ngành hải quan tập trung nâng cao năng lực đối với lực lượng hải quan đến năm 2020 theo đề án đã được phê duyệt. Toàn ngành rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật, quy định trong Luật Hải quan về trang thiết bị phục vụ tuần tra kiểm soát trên biển của các hải đội về còi, cờ, tín hiệu… đăng ký tàu theo đúng quy định của pháp luật.
Ngoài ra, các lực lượng chức năng chống buôn lậu xây dựng kế hoạch kiểm tra hoạt động xuất khẩu mặt hàng rượu ngoại trong phạm vi toàn quốc./.
Hải Yến (TTXVN)